MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Muốn chạm tới mức lương cao, đãi ngộ tốt nhất trong công ty, bạn nhất định phải biến điều này thành vũ khí sắc bén

20-07-2020 - 10:45 AM | Sống

Đó chính là NĂNG LỰC!

01.

Trước đây, một cựu nhân viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật HW đã đăng bảng lương của mình lên mạng. Vị trí của người này là Giám đốc bộ phận IT, làm việc cho HW được 6 năm và sau đó rời đi khi hơn 30 tuổi.

Thu nhập của tháng cao nhất, cộng cả các khoản tiền thưởng, tiền hoa hồng và giá trị cổ tức có thể lên tới hơn 500 triệu đồng. Các tháng cơ bản khác cũng đạt mức trung bình trong khoảng 50 - 100 triệu đồng.

Cư dân mạng không tin rằng một người trẻ mới 30 tuổi có thể kiếm được thu nhập cao như vậy mà không “dựa hơi” hay có “ô dù” đằng sau.

Tuy nhiên, trên thực tế, xung quanh chúng ta vẫn tồn tại rất nhiều người bản lĩnh, vươn lên bằng tài năng thực sự của mình. Họ có thể sở hữu mức lương đó cũng không phải nhờ may mắn ngẫu nhiên, mà là do sở hữu được các kỹ năng và kinh nghiệm tương ứng, tốc độ tiến bộ của họ lại càng nhanh hơn người.

Thu nhập nhân viên của HW thường bao gồm ba phần, tiền lương, tiền thưởng và cổ tức, trong đó, chỉ có tiền lương là cố định, luôn gắn liền với chức vụ. Vị trí càng cao thì tỷ lệ cổ tức được hưởng càng lớn. Với một nhân viên có năng lực đặc thù, làm ra cống hiến quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng chung cho toàn công ty thì được gia tăng tiền thưởng và cổ tức là chuyện có thể hiểu được.

Nhiều người nhìn vào chính sách đãi ngộ như vậy thì không ngừng ngưỡng mộ, thi nhau ứng tuyển vào công ty. Nhưng họ quên mất rằng: Đãi ngộ tốt để giữ chân nhân tài cũng luôn song hành với cơ chế đào thải khắc nghiệt dành cho những ai thụt lùi.

Cứ cách một thời gian, toàn bộ công ty sẽ tổ chức xếp hạng năng lực từ A đến D. Xếp hạng D đồng nghĩa với việc bị đào thải. Xếp hạng C ba lần liên tiếp thì không đủ điều kiện tăng lương.

Cho nên, không có công việc nào lương cao hoàn toàn, chỉ có năng lực cao đem tới những giá trị cống hiến cao, buộc công ty phải chi trả một mức lương tương xứng. Chỉ những người đủ sức trụ lại trên đỉnh kim tự tháp mới có thể hưởng thụ điều khác biệt.

Muốn chạm tới mức lương cao, đãi ngộ tốt nhất trong công ty, bạn nhất định phải biến điều này thành vũ khí sắc bén - Ảnh 1.

02.

Triệu phú người Mỹ Steve Adcock đã quyết định nghỉ hưu sớm ở tuổi 35, với số tiền 23 tỷ đồng trong tay. Không lâu sau, vợ của ông là Courtney cũng đạt thành mục tiêu tự do tài chính và đưa ra quyết định tương tự chồng mình.

Sở dĩ có thể đạt được kết quả “như mơ” ấy là do, khi người khác còn đang lo âu, hoang mang về tương lai của mình, hai vợ chồng đã quy hoạch cuộc sống, tích lũy kinh nghiệm và bắt tay vào rèn luyện năng lực không ngừng.

Steve Adcock từng có thời gian không ngừng tăng ca để nghiên cứu, lập kế hoạch cho công việc. Ông cũng bỏ ra rất nhiều thời gian để học tập, rèn luyện thêm các kỹ năng cho bản thân. Ông bắt đầu bằng một trang web tài chính, chia sẻ các thông tin hữu ích mà mình chắt lọc được trong quá trình công tác. Tại đó, ông cũng không ngừng trao đổi, thảo luận với những người có chung mục tiêu.

Dần dần, trang web này không chỉ là sở thích mà còn đem tới một phần thu nhập hàng tháng 1.000 USD cho Steve Adcock. Các kỹ năng và kinh nghiệm được rèn luyện cũng giúp ông thể hiện năng lực tốt hơn trong công việc chính, dần dần đạt được thu nhập 6 con số (tính theo đồng đô la Mỹ).

Không chỉ dừng lại ở đó, Steve cũng tham gia các lớp học về đầu tư, đọc thêm sách vở về kinh doanh và quản lý tài chính. Ông tìm tòi phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư vào tài sản đáng giá.

Cuối cùng, sau một quá trình dài không ngừng nỗ lực, ông mới có thể trở thành một nhà phát triển phần mềm cũng như chuyên gia tài chính có tiếng tại New York và nghỉ hưu sớm ở tuổi 35 với gia tài triệu đô. Cách kiểm soát tài chính của ông đã được đăng trên các tạp chí kinh tế nổi danh như US News, MarketWatch, Forbes và Business Insider.

Sự thành công này không từ trên trời rơi xuống, mà nó được phát triển, tích lũy từng bước một trong suốt thời gian dài không ngừng định hướng và tiến bộ của một người. Sở dĩ Steve và bao người khác có thể thành công không vì họ may mắn, mà do họ đã sở hữu năng lực để thành công.

Muốn chạm tới mức lương cao, đãi ngộ tốt nhất trong công ty, bạn nhất định phải biến điều này thành vũ khí sắc bén - Ảnh 2.

03.

Trong tâm lý học, có một thuật ngữ gọi là "Hiệu ứng Matthew", có nghĩa là: Ai thành công ngay từ khi bắt đầu sẽ có nhiều cơ hội để ngày càng vươn xa hơn nữa ngược lại, ai chưa thành công sẽ dần dần bị thành công khước từ bỏ quên.

Hiệu ứng này đã và đang được nhận ra ở cả trong kinh tế, chính trị, giáo dục và nhiều lĩnh vực phạm trù khác.

Trong một nghiên cứu quan sát của Keith Stanovich, người hiện đang giảng dạy tâm lý học ứng dụng và sự phát triển của con người tại đại học Toronto, ông nhận ra rằng: Trong một nhóm trẻ tập đọc, những ai sớm bắt được chìa khóa then chốt, bản chất trong việc sử dụng, thành thạo các kỹ năng đọc sẽ đạt được nhiều thành công khi học hành về sau; trong khi đó, những đứa còn lại sẽ phải chật vật hơn trong cuộc sống sau này khi phải học thêm nhiều kĩ năng mới khác.

Có thể hiểu rằng, những trẻ đọc kém sẽ ngày càng đọc ít hơn, điều này càng làm tăng khoảng cách về mặt trình độ giữa chúng và bạn cùng lứa. Để rồi sau này, khi học sinh cần “đọc để học” (mà chặng đường trước đó là học để đọc), khó khăn khi đọc sẽ khiến chúng chật vật hơn nhiều trong hầu hết các môn học. Càng ngày càng ngày chúng bị bỏ xa và thua kém.

Còn trong khía cạnh kinh tế, Thomas Guletty cũng đã nghiên cứu hiệu ứng Matthew trong suốt 50 năm và phát hiện ra rằng, trong 50 năm qua, 50% người Mỹ thuộc những người nghèo nhất đã tăng thu nhập với mức dưới 1%, trong khi 1% số người Mỹ giàu nhất đã tăng thu nhập lên tới tận 300%. Cuối cùng, ông đưa ra tổng kết rằng: Những người giàu ngày càng giàu hơn, còn những người nghèo lại ngày càng nghèo đi. Cả thế giới đều đang phát triển theo xu hướng này.

Chính vì thế, chúng ta cần phải:

● Nỗ lực để không ngừng trau dồi sức mạnh, đạt đến đỉnh của kim tự tháp;

● Lập kế hoạch để duy trì, phát triển ý thức bản thân, kiên trì hướng tới mục tiêu cuối cùng;

● Tiếp tục cải thiện, làm việc tích cực trên đường đua của riêng mình;

● Suy nghĩ sâu sắc, hành động chắc chắn, làm việc với tư duy logic rõ ràng...

Đừng lãng phí thời gian để “chờ thời cơ”, “chờ cơ hội” trong khi giậm chân tại chỗ. Bạn muốn đạt tới vị trí càng cao trên một kim tự tháp thì càng phải nỗ lực để bắt kịp với bước tiến của thời đại.

Phương Thúy

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên