Muốn được sếp tán thưởng, nhân viên khôn ngoan sẽ làm những điều này
Trong chốn công sở, lấy được lòng sếp và được sếp tin tưởng sẽ giúp bạn dễ "sinh tồn" hơn. Không phải ai cũng biết cách để được cấp trên ghi nhận thành quả và tán thưởng.
- 12-08-20187 nguyên tắc sống của Steve Jobs: Quý như “vàng ròng”, nhiều người biết nhưng ít ai thực hiện đúng cách để có được thành công
- 06-08-2018Nếu từng bất mãn nghĩ mình "giỏi hơn" sếp thì xin lỗi, bạn đã nhầm! Phẩm chất của người lãnh đạo giỏi gói gọn trong hai chữ: Giả vờ
- 26-07-2018Dàn siêu xe của Ronaldo khiến sếp Juventus phiền lòng
Cấp trên có biết bạn làm việc gì hay không? Có đánh giá bạn cao không? Mọi người đều cho rằng chỉ cần mình thể hiện tốt, làm việc tốt thì sớm hay muộn cũng đến tai sếp. Đáng tiếc là tình hình không như vậy, có thể bạn làm việc rất xuất sắc nhưng cấp trên lại không biết đến điều đó.
Do đó, chúng ta không chỉ cần làm tốt mà cũng cần phải nói tốt, như vậy mới được cấp trên tán thưởng. Vậy thì làm thế nào để cấp trên biết được điều đó?
Hãy giành thành tích, vinh quâng cho cấp trên
Đây là cách tốt nhất để ứng phó với cấp trên: Hãy chỉ ra những ưu điểm của cấp trên ở chỗ đông người, hãy để cho cấp trên biết rằng, thành tích này cũng có công của sếp. Khi họp hành bạn không nên khoe tài liệu mới đến mà hãy báo cáo với sếp trước để sếp tự làm điều đó, không nên nói hết về kế hoạch phát triển, hãy giành cho sếp nói. Tóm lại, luôn luôn phải cho sếp thấy rằng sếp là người quan trọng, được tôn trọng.
Hãy truyền đạt tình hình nhân viên cho cấp trên
Đa số cấp trên đều muốn tìm hiểu các vấn đề của cấp dưới, như mẹ ai ốm nằm viện, hôm qua là sinh nhật của ai. Khi cấp trên hiểu được tình hình của cấp dưới thì sẽ bày tỏ sự quan tâm để tăng cường sự gần gũi với cấp dưới. Cần nhớ là những điều mà cấp trên cần tìm hiểu không phải là xích mích của bạn với người khác, cũng không phải là bí mật của ai đó, lại càng không phải là cấp trên yêu cầu bạn thậm thụt điều gì. Khi nói chuyện với cấp trên về đồng nghiệp, bạn chỉ nên nói những ưu điểm của đồng nghiệp thì mới tạo dựng được mối quan hệ tốt giữa bạn và đồng nghiệp, đồng thời để cấp trên thấy rằng bạn là người thẳng thắn.
Không nên nghe ngóng bí mật riêng tư của cấp trên
Cấp trên thường ngồi lại một mình ở văn phòng khi nhân viên đã về hết, cấp trên cũng là con người, cũng cảm thấy áp lực trong công việc, cũng có những điều khó xử trong cuộc sống gia đình... Nhiều khi cấp trên có những biểu hiện mềm yếu, mong muốn được người khác an ủi. Nhưng nếu bạn luôn dò hỏi những bí mật của cấp trên và tìm cách này cách nọ để biết thì chỉ là nịnh bợ, xun xoe thì thật sai lầm. Lúc cấp trên yếu đuối nhất họ chỉ tìm kiếm sự quan tâm đúng mức, dù chỉ là một tách trà nóng cũng làm cho họ cảm thấy bạn là người đáng tin cậy, tình cảm và biết chia sẻ. Bạn có thể kể cho cấp trên nghe một câu chuyện cười để làm cho cấp trên bớt buồn bực. Họ sẽ cảm ơn bạn nhiều lắm.
Hãy nhớ là quý trọng cấp trên thực sự xuất phát từ tình cảm chứ không để lợi dụng
Làm nhiều, nói ít
Dù nhiều sếp không phản đối việc cấp dưới lấy lòng, nịnh hót nhưng họ thích những người có tác phong làm việc chân thực, đúng đắn. Nếu bạn làm việc đâu ra đấy và nói những câu thích hợp, đúng mức thì tốt hơn những người làm ít nói nhiều. Cấp trên sẽ mong được gần gũi với những người cấp dưới như bạn.
Khi tiếp xúc với cấp trên, bạn cần phải dũng cảm nhìn thẳng vào mắt cấp trên, không nên né tránh, thẳng thắn trao đổi cách suy nghĩ của mình với cấp trên, không giấu giếm, không khoa trương, không bàn luận về bí mật của cấp trên và cố gắng làm việc, phấn đấu trở thành một cấp dưới tài giỏi. Làm được như vậy thì lo gì cấp trên không tán thưởng bạn?
Trí thức trẻ