Muốn làm sếp, hãy học cách chơi thể thao
Một trong những điểm chung đặc biệt quan trọng của các CEO nổi tiếng trên thế giới là họ đã chơi thể thao ngay từ khi còn trẻ.
- 03-02-201750 tuổi mắc 2 bệnh ung thư liên tiếp: "Thủ phạm" chính là thói quen khó bỏ của nhiều người
- 03-02-2017Chuyên gia quản lý thời gian gợi ý lịch trình giúp nhà kinh doanh đạt hiệu suất công việc tối đa
- 03-02-201710 đặc điểm không bao giờ thấy ở người có bản lĩnh
Bạn có thể chưa biết nhưng cựu CEO Walter Robb của siêu thị Whole Foods từng là đội trưởng của đội bóng đá khi còn học tại Đại học Stanford. CEO Brian Moynihan của Bank of America từng chơi bóng bầu dục tại Đại học Brown và thậm chí ngay cả Mark Zuckerberg, ông trùm Facebook cũng từng là ngôi sao môn đấu kiếm tại trường trung học.
Theo một loạt các nghiên cứu của Ernst & Young - một công ty hàng đầu thế giới cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế, giao dịch tài chính và tư vấn- cũng cho biết, các nữ CEO thậm chí còn chơi thể thao nhiều hơn những đồng nghiệp nam của họ.
Ernst & Young đã tiến hành khảo sát 821 các nữ CEO và phát hiện ra, hơn 90% các nữ CEO từng chơi thể thao. Trong số đó, tỷ lệ chơi thể thao của những nữ giám đốc nắm giữ các vị trí quan trọng trong hệ điều hành cấp cao lên tới 96%.
Bà Meg Whitman, CEO của Hewlett-Packard từng chơi nhiều môn thể thao khác nhau.
Khi còn học trung học, bà Meg Whitman, CEO của Hewlett-Packard từng là đội trưởng đội bơi lội và tham gia nhiều các môn thể thao khác như bóng vợt, quần vợt và bóng rổ. Tại Đại học Princeton, bà Whitman chơi bóng vợt và bóng quần (một môn thể thao biến thể của quần vợt) tại NCAA (Hiệp hội thể thao đại học Quốc gia, Mỹ).
Bà Meg Whitman cũng từng viết trong cuốn sách “Power of Many” của mình rằng: “Tôi thích tinh thần đồng đội khi chơi thể thao và luôn cố giữ tinh thần đó trong công việc. Tôi vẫn thường áp dụng những chiến thuật và lối tư duy khi chơi bóng rổ vào các hoạt động kinh doanh”.
Indra Nooyi – CEO PepsiCo từng chơi bóng gậy (cricket) ở trường đại học.
Vì vậy, dưới đây là một số lý do giải thích tại sao việc chơi thể thao lại có thể giúp các nhà lãnh đạo gia tăng tỉ lệ thành công của doanh nghiệp và chính bản thân họ.
1. Thể thao giúp tăng cường sức khỏe và tinh thần trong công việc
Việc chơi thể thao không chỉ giúp các nhà lãnh đạo tăng cường sức khỏe mà còn giúp cải thiện hiệu quả tinh thần làm việc trong kinh doanh. Đặc biệt, khi chơi thể thao, người chơi sẽ học được những lối tư duy, chiến thuật và cách chơi hiệu quả nhất đối với từng môn thể thao khác nhau. Và đây cũng chính là những yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với một nhà lãnh đạo.
Ngoài ra, việc chơi thể thao sẽ giúp con người duy trì sự quyết tâm và lòng khát khao chiến thắng để nỗ lực hết mình vươn tới thành công.
2. Chơi thể thao dạy con người cách làm việc có tổ chức chuyên nghiệp
NCAA đóng một vai trò quan trọng như trung tâm đào tạo nghề nghiệp của nhiều tài năng trẻ trong các môn thể thao khác nhau. Các công ty tại Phố Wall đặc biệt ưa chuộng môn bóng vợt và thường xuyên tổ chức nhiều giải đấu cho nhân viên. Vì vậy, các công ty ở đây thường có xu hướng tuyển dụng những nhân viên từng là vận động viên chơi bóng vợt khi làm việc. Thậm chí, 42 cầu thủ chơi bóng vợt xuất sắc nhất cũng đang làm việc tại Phố Wall.
Nhà xã hội học Lauren Rivera tại Đại học Northwestern chia sẻ rằng, những ứng cử viên từng chơi các môn thể thao tại hệ thống trường Ivy League cũng như các môn thể thao cấp câu lạc bộ như bóng vợt, khúc côn cầu, quần vợt, squash… đều có tỷ lệ tuyển dụng thành công ở mức rất cao.
3. Việc chơi thể thao sẽ phản ánh năng lực lãnh đạo của người chơi
Chơi thể thao có thể tiêu tốn thời gian, năng lượng và nguồn tài chính của mỗi gia đình. Những người có tố chất lãnh đạo sẽ dễ dàng được phát hiện khi chơi thể thao lúc còn trẻ. Bởi đây chính là khoảng thời gian giúp người chơi bộc lộ và rèn luyện tiềm năng lãnh đạo của bản thân.
Đối với các nhà lãnh đạo nữ, chơi thể thao còn giúp họ phá vỡ những rào cản về giới tính và các chuẩn mực xã hội để đạt được những vị trí cao trong kinh doanh. Chơi thể thao sẽ giúp con người học cách làm việc nhóm, duy trì sự quyết tâm và tính cạnh tranh trong kinh doanh.