MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Muôn ngàn sắc thái trên chuyến tàu "chạy chậm nhất" Trung Quốc: Có đoàn rước dâu, bầy gia súc và... hy vọng của lũ trẻ

03-10-2023 - 17:29 PM | Tài chính quốc tế

Một chuyến tàu, chở những hy vọng của lũ trẻ, chở luôn kế sinh nhai của người lớn tảo tần nơi rừng núi thôn quê.

Người dân trên khắp cả nước Trung Quốc có một kỳ nghỉ khá dài (8 ngày đối với học sinh, sinh viên; 5-6 ngày đối với người lao động) vào tuần trước nhằm ngày Quốc Khánh và Tết Trung thu. Người người lũ lượt về quê đoàn viên với gia đình, đâu đâu cũng đông đúc; cảnh tượng nhộn nhịp ở nhà xe, ga tàu không thua gì dịp Tết Nguyên đán.

Nhiếp ảnh gia trẻ Thi Kim Vũ đã "chắp cánh" cho kỳ thứ 5 thuộc dự án "Tây ngộ ký" của tờ The Paper - loạt bài ghi lại hành trình khám phá về phía Tây Trung Quốc để tìm hiểu vẻ đẹp của các nền văn hóa dân tộc đa dạng.

Thi Kim Vũ đã thực hiện bộ ảnh trên tàu hỏa Lương Sơn từ rất lâu và có một số được thực hiện trước Tết Trung thu (29/9 Dương lịch), chụp lại những khoảnh khắc dân sinh chân thực nhất trên chuyến tàu hỏa đi xuyên qua vùng Lương Sơn - Châu tự trị ở Tứ Xuyên, nơi cư ngụ của người dân tộc Di chân chất, hiền lành.

Dãy núi Đại Lương nằm giữa bồn địa Tứ Xuyên và trung tâm cao nguyên Vân Nam, là vùng núi cao điển hình ở phía Tây Nam Trung Quốc. Do có núi non và cao nguyên hiểm trở, Lương Sơn tương đối độc lập và khép kín, đồng thời là nơi sinh sống của hơn 2 triệu người Di và là khu vực sinh sống của người Di lớn nhất ở Trung Quốc. Bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như môi trường tự nhiên, sự khác biệt về văn hóa và cơ cấu xã hội, người Di đã sống trong cảnh khó khăn một thời gian dài.

Tàu 5633/5634 là chuyến tàu xóa đói giảm nghèo chạy sâu trong dãy núi Đại Lương, đã phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương trong gần nửa thế kỷ, chứng kiến những đổi thay của dân sinh nơi đây.

Không chỉ nhờ giá rẻ, chuyến tàu còn có nhiều không gian để sử dụng cho việc buôn bán và vận chuyển gia súc lớn hoặc để tạo thêm không gian cho người dân sắp xếp cây trồng, gà, vịt và các loại gia cầm khác.

Hơn nửa thế kỷ qua, chuyến tàu "chậm chạp" này giống như con rồng xanh xuyên qua những ngọn núi, thung lũng và đường hầm của núi Đại Lương, mang theo sứ mệnh thiêng liêng của các thế hệ người Di dọc tuyến hành trình là hướng tới cuộc sống hạnh phúc, được người dân địa phương gọi là "xe buýt".

sthsrtyh - Ảnh 1.

Trạm Tấn Hùng - trạm xuất phát của chuyến tàu hỏa chạy qua Lương Sơn.

sthsrtyh - Ảnh 2.

8 giờ 11 phút sáng, tàu hỏa đến trạm Đạt Nê Ba, người dân lần lượt lên tàu theo hướng dẫn của nhân viên.

sthsrtyh - Ảnh 3.

Chuyến tàu nửa thế kỷ chạy xuyên qua núi Đại Lương không chỉ tạo nhiều thuận tiện cho cuộc sống người dân, mà còn giúp họ dễ dàng liên kết và hòa nhập với thế giới bên ngoài.

sthsrtyh - Ảnh 4.

Nhân viên trên tàu có thể bắt gặp nhiều gương mặt quen thuộc bởi lẽ đối với nhiều người dân tộc Di, tàu hỏa 5633/5634 như ngôi nhà di động, ghi lại dấu ấn cuộc sống của họ qua từng năm tháng.

sthsrtyh - Ảnh 5.

Cùng là người Di với nhau, thấy khó thì giúp. Có thể không quen biết, họ cũng sẵn lòng giúp đỡ vác con cừu, con bò lên tàu, sau đó mang đến chợ trời buôn bán. Bởi lẽ đó là mưu sinh, là đồng tiền nuôi sống gia đình.

sthsrtyh - Ảnh 6.

sthsrtyh - Ảnh 7.

Gà và cừu là những mặt hàng chủ yếu được giao dịch tại chợ trời của người dân tộc Di.

sthsrtyh - Ảnh 8.

Cụ ông người Di này đã lên tàu ở trạm Sa Mã La Đạt, gánh trên vai bao khoai tây, dắt thêm một con chó. 2 tiếng đồng hồ sau, ông xuống tàu với niềm hy vọng sẽ bán hết hàng, không cần phải mang vác nặng nhọc về nhà.

sthsrtyh - Ảnh 9.

Chuyến tàu này cũng trở thành "đoàn rước dâu" của những cặp đôi người Di trong ngày kết hôn. Không ngồi trên ô tô hay xe đạp, họ lại ngồi trên tàu hỏa. Theo phong tục cưới hỏi của nhiều nơi ở Trung Quốc, cô dâu khi bước ra khỏi nhà mình về nhà trai không được phép chạm chân xuống đất, thế là suốt hành trình phải được bố đẻ cõng hoặc bế ra xe, đến nhà trai lại được người khác đưa vào phòng tân hôn. Rước dâu bằng tàu hỏa cũng vậy, cô dâu được người trong nhà cõng lên tàu rồi cho ngồi trên ghế, mà ngồi trên ghế cũng không được để chân chạm xuống sàn.

sthsrtyh - Ảnh 10.

Trên tàu hỏa chạy xuyên qua núi Đại Lương, khắp nơi đều có "tiệm tạp hóa nhỏ". Người bán hầu hết là người Di sống ở các thôn làng dọc hai bên tuyến tàu hỏa. Họ bê rổ hàng, túi đồ ăn vặt lên tàu bán, thế mà cũng có thể kiếm chút tiền nuôi sống cả nhà.

sthsrtyh - Ảnh 11.

Cái bánh nướng được mua từ "tiệm tạp hóa nhỏ" trên tàu hỏa.

sthsrtyh - Ảnh 12.

Trên tàu có hẳn mấy khoang dành riêng cho người dân "nhốt" gia súc, gia cầm. Mỗi loại tách biệt với nhau bằng các nan gỗ.

sthsrtyh - Ảnh 13.

Gần đến trạm phải xuống, người dân sẽ lùa đàn cừu thành nhóm gần cửa, đến nơi thì cho chúng xuống cùng một lúc. Quá trình phải diễn ra nhanh chóng nếu không sẽ làm chậm trễ chuyến tàu.

sthsrtyh - Ảnh 14.

Chuyến "xe buýt" này cũng mang đến cho những đứa trẻ người Di thêm nhiều hy vọng chạm đến tri thức, giúp chặng đường học tập cũng chúng được kéo dài thêm phần nào.

Muôn ngàn sắc thái trên chuyến tàu "chạy chậm nhất" Trung Quốc: Có đoàn rước dâu, bầy gia súc và... hy vọng của lũ trẻ - Ảnh 15.

Những đứa trẻ cũng hiếu kỳ nhìn ngắm phong cảnh bên ngoài cửa sổ tàu. Không phải nhà cao tầng ngút ngàn, chỉ có núi non trập trùng, hoa thơm cỏ lạ.

Muôn ngàn sắc thái trên chuyến tàu "chạy chậm nhất" Trung Quốc: Có đoàn rước dâu, bầy gia súc và... hy vọng của lũ trẻ - Ảnh 16.

Bên ngoài trạm tàu đôi khi cũng là buổi họp chợ của người dân trong làng.

Muôn ngàn sắc thái trên chuyến tàu "chạy chậm nhất" Trung Quốc: Có đoàn rước dâu, bầy gia súc và... hy vọng của lũ trẻ - Ảnh 17.

Người dân đang chuyển đồ đạc, hàng hóa đã mua ở chợ lên tàu về lại nhà.

Muôn ngàn sắc thái trên chuyến tàu "chạy chậm nhất" Trung Quốc: Có đoàn rước dâu, bầy gia súc và... hy vọng của lũ trẻ - Ảnh 18.

Trái cây có lẽ là mặt hàng bán chạy nhất trên các toa tàu.

Muôn ngàn sắc thái trên chuyến tàu "chạy chậm nhất" Trung Quốc: Có đoàn rước dâu, bầy gia súc và... hy vọng của lũ trẻ - Ảnh 19.

Trạm cuối cùng của chuyến tàu đi qua núi Đại Lương, trước cửa chật kín các xe chở hàng đến chào mời khách thuê hoặc bốc dỡ hàng hóa.

Nguồn: The Paper

Theo Trung Hạ

Phụ nữ số

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên