Muốn trở thành người có tài ăn nói chỉ cần sở hữu 3 kỹ năng này, toàn điều dễ nhưng không mấy ai làm được!
Nếu có thể học được cách điều khiển biểu cảm trên khuôn mặt, chúng ta có thể biểu đạt cảm xúc một cách toàn vẹn nhất mà không khiến người khác hiểu sai về mình.
- 04-12-2021Khi trẻ mất kiểm soát cảm xúc, 5 cách giao tiếp của bố mẹ sẽ giải quyết vấn đề tận gốc rễ, giúp con phát triển EQ cao vượt trội
- 27-11-20219 quy tắc ngầm trong giao tiếp không ai nói với bạn: Nhất thiết phải biết kẻo rơi vào cảnh ‘vịt nghe sấm’
- 26-10-20212 kiểu năng lực thường có ở những bậc thầy giao tiếp: Bạn có thể biết, nhưng làm theo thì rất khó
Con người không thể tồn tại trên thế giới này nếu không có sự giao tiếp với người khác. Thế nhưng có những người không thể làm chủ được bản thân và giữ sự tự tin trong khi giao tiếp hoặc khiến đối phương mất thiện cảm vì một vài chi tiết, hành động nhỏ trong cuộc nói chuyện.
Nên nhớ rằng, những biểu cảm dù là nhỏ nhất trên gương mặt như ánh mắt hướng về phía trước hoặc nhìn xuống sàn nhà, các động tác như giơ tay chào hỏi, bắt tay,... đều là những phương thức giao tiếp của con người.
Để trở thành người có tài ăn nói, ai gặp cũng thích, bạn phải sở hữu 3 kỹ năng sau đây:
1. Biểu cảm trên khuôn mặt là công cụ giao tiếp chủ yếu
Khuôn mặt là bộ phận thể hiện tình cảm trực tiếp nhất của con người và được xem như là một công cụ giao tiếp quan trọng nhất. Hiểu được cách truyền tải cảm xúc của bản thân thông qua biểu cảm trên khuôn mặt là một điều cần thiết trong giao tiếp.
Các nhà xã hội học cho rằng, 7 biểu cảm cơ bản của con người bao gồm: Buồn bã, vui mừng, giận dỗi, hoảng sợ, ngạc nhiên, ghen ghét, khinh thường. Cũng giống như việc màu sắc có thể pha trộn lại với nhau để tạo ra một màu mới thì biểu cảm trên khuôn mặt cũng giống vậy. Các biểu cảm khác nhau trên gương mặt có thể được kết hợp bằng nhiều sắc thái để thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau trong cùng một thời điểm.
Nếu có thể học được cách điều khiển biểu cảm trên khuôn mặt, chúng ta có thể biểu đạt cảm xúc một cách toàn vẹn nhất mà không khiến người khác hiểu sai về mình.
2. Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể
Ngoài biểu cảm trên khuôn mặt, chúng ta cũng có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, đồng thời, cũng có thể phán đoán cảm xúc hoặc tâm trạng của người khác thông qua hành động của họ.
Ví dụ: Có người thường nhún vai và thở dài khi họ không vui và bất lực; có người vẫy tay hay nhảy cẫng lên khi họ cảm thấy hạnh phúc và hào hứng; có người lại đưa tay lên sờ tóc, nhổ râu, cắn môi,... khi họ đang suy nghĩ về một việc quan trọng vẫn chưa có cách giải quyết;...
Các nhà xã hội học đã nhận định, nếu gương mặt có thể bộc lộ cảm xúc và tình cảm của con người thì ngôn ngữ cơ thể là điểm nhấn khiến những xúc cảm ấy được thể hiện một cách rõ ràng, mạnh mẽ và trọn vẹn hơn.
3. Học được cách lắng nghe
Cách duy nhất để trở thành một người giỏi ăn nói là phải học được cách lắng nghe người khác.
Những người có tính nhẫn nại, biết lắng nghe là người đáng tin cậy. Đương nhiên, đã lắng nghe thì phải dùng chân tâm để cảm nhận, không phải là kiểu nghe hời hợt, nước đổ lá khoai.
Điều này không chỉ áp dụng trong tình bạn mà còn áp dụng với tất cả các mối quan hệ của con người trong xã hội.
Ai trong chúng ta cũng muốn nhận được sự coi trọng và chú ý của thế giới ngoài kia, cho nên thật sự rất may mắn khi có người chịu ngồi lại để lắng nghe tâm sự của mình.
Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu được xem như là một chìa khóa trong giao tiếp. Nó có thể giúp chúng ta thành công trong công việc, cuộc sống và đặc biệt là thiết lập mối quan hệ mật thiết với những người quan trọng xung quanh.
Để lắng nghe người khác, bạn phải dùng cả con tim để cảm nhận về những điều mà đối phương muốn truyền tải, đôi lúc cũng phản ứng bằng những động tác như gật đầu hoặc trả lời để thể hiện bản thân đang tiếp nhận câu chuyện.
Thỉnh thoảng, bạn có thể biểu đạt sự thấu hiểu của mình, cho thấy bản thân đang rất hào hứng với câu chuyện và hiểu được điều mà người đó muốn nói. Đồng thời, không áp đặt lối suy nghĩ của mình vào câu chuyện của người khác.
Đôi khi sự đồng cảm hiệu quả nhất lại chỉ đơn giản là sự lắng nghe. Nhiều người tìm đến bạn để giãi bày tâm sự, nhưng thật ra họ đã có cách giải quyết của mình, chứ không hề cần bạn phải giúp họ thoát khỏi những điều rắc rối đó, chỉ là họ cần một sự đồng cảm trong tâm hồn mà thôi.
(Nguồn: Zhihu)
Pháp luật và bạn đọc