Mỹ đang trở thành thiên đường thuế mới của thế giới
Đóng cửa các “thiên đường thuế” ở nước ngoài và lấy đi công việc làm ăn của họ là một hành động xấu.
- 03-10-2017Từ 2018, các nước vùng Vịnh không còn là những “thiên đường thuế”
- 13-05-2016"Hai người Ireland và bánh kẹp Hà Lan" - chiến thuật kinh điển sử dụng thiên đường thuế của Google, Apple
- 10-05-2016Không phải Panama, đây mới là thiên đường thuế hấp dẫn nhất thế giới
- 23-04-2016EU lên danh sách đen về thiên đường thuế
- 18-01-2016Các thiên đường thuế đã giúp 1% nhân loại giàu hơn 99% còn lại
- 14-01-2016Ngạc nhiên trước 8 "thiên đường thuế" của giới siêu giàu
Cách đây 7 năm, Mỹ đã nỗ lực giải quyết một vấn đề vốn làm đau đầu các chính phủ khắp thế giới – trốn thuế. Mỗi năm, người ta đã né tránh việc chi trả 2,5 nghìn tỷ USD thuế thu nhập, một khoản tiền khổng lồ có thể sử dụng cho chống đói nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng hay giảm thuế cho các công dân tuân thủ pháp luật.
Tuy nhiên, hiện tại, Mỹ đang trở thành một trong những nơi tốt nhất thế giới để những kẻ trốn thuế giấu tiền, hay còn gọi là thiên đường thuế. Nó đang biến nước Mỹ từ vị thế tiên phong phản đối thành đồng lõa với những kẻ trốn thuế.
Năm 2009, trong bối cảnh thâm hụt ngân sách ngày càng tăng và vụ bê bối giả mạo thuế tại Ngân hàng Thụy Sỹ UBS AG, nhóm 20 nền kinh tế lớn (G-20) đã đạt được thỏa thuận về chống trốn thuế. Một năm sau, Mỹ thông qua Đạo luật về thuế buộc các tổ chức tài chính nước ngoài phải báo cáo danh tính và tài sản của người nộp thuế tiềm năng.
Trước nguy cơ mất quyền truy cập vào hệ thống tài chính Mỹ, hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả các thiên đường thuế truyền thống như Bermuda và Quần đảo Cayman, đều tuân thủ hoặc đồng ý tuân thủ các quy định của Mỹ. Theo dự kiến, Mỹ sẽ sử dụng những số liệu thu thập được và chia sẻ với chính phủ của những người muốn né thuế.
Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ đã bác bỏ yêu cầu của Chính quyền Obama trong việc tạo ra các thay đổi cần thiết với thuế. Từ đó, Bộ Tài chính không thể buộc các ngân hàng tiết lộ thông tin số dư hay tên của chủ sở hữu tài sản. Mỹ cũng không chấp nhận cái gọi là Tiêu chuẩn Báo cáo Chung, một thỏa thuận toàn cầu mà theo đó hơn 100 quốc gia sẽ tự động cung cấp cho nhau những dữ liệu liên quan tới người muốn né thuế.
Trong khi cả thế giới làm theo sự minh bạch mà Mỹ yêu cầu, Washington lại đang biến mình trở thành thiên đường thuế mới. Nhiều tổ chức tài chính chuyên cung cấp dịch vụ cho tầng lớp thượng lưu toàn cầu, chẳng hạn như Rothschild & Co và Trident Trust Co., đã chuyển trụ sở tới Mỹ. Các luật sư ở New York tích cực quảng bá đất nước họ như là nơi an toàn để cất giấu tài sản.
Chẳng hạn, một tỷ phú Nga muốn đầu tư vào bất động sản ở Mỹ, ông ta có thể yên tâm rằng cả chính phủ Mỹ hay chính phủ Nga đều không hề hay biết về nó. Mức độ bảo mật tài sản cho các khoản đầu tư ở Mỹ giờ đây vượt xa cả các thiên đường thuế trứ danh nhất thế giới.
Trên một khía cạnh nào đó, đóng cửa các thiên đường thuế ở nước ngoài và cướp đi công việc kinh doanh của họ là một ý tưởng có vẻ khá thông minh. Tuy nhiên, đó có thể là tư tưởng làm yếu nước Mỹ trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại tới biến đổi khí hậu. Thay vì sử dụng quyền lực của mình để thiết lập một hệ thống quản lý toàn cầu công bằng, Mỹ buộc thế giới làm theo tiêu chuẩn của mình trong khi chính bản thân mình từ chối áp dụng nó.
Đó không phải là sự lãnh đạo.