Mỹ dùng thành công của Israel để lôi kéo Vùng Vịnh xây dựng lá chắn tên lửa
Mỹ hy vọng hội nghị về quốc phòng diễn ra ở Riyadh ngày 22/5 sẽ giúp thúc đẩy mục tiêu xây dựng lá chắn tên lửa ở khu vực, nhất là sau vụ Israel đối phó thành công đợt tấn công ồ ạt bằng tên lửa và máy bay không người lái từ Iran.
- 22-05-2024Tây Ban Nha, Na Uy, Ireland tuyên bố công nhận nhà nước Palestine, Israel lập tức phản ứng
- 22-05-2024CNN: Điệp viên Ai Cập làm hỏng thỏa thuận ngừng bắn Israel – Hamas
- 21-05-2024ICC hành động khiến ông Netanyahu giận dữ: EU thừa nhận có thể phải "vây bắt" Thủ tướng Israel
- 21-05-2024Nhóm cố vấn của ông Trump âm thầm đến gặp Thủ tướng Israel Netanyahu
- 21-05-2024Pháp quay lưng với Mỹ để ủng hộ ICC ban lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel
Nhưng chưa rõ liệu các đồng minh của Mỹ ở Vùng Vịnh có chia sẻ quan điểm với Washington hay có sẵn sàng thực hiện những bước đi cần thiết để thực sự tích hợp hệ thống phòng thủ của họ ở khu vực hay không.
Hội nghị ngày 22/5 tại Riyadh của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) diễn ra hơn 1 tháng sau khi Mỹ, Anh và các đồng minh khác giúp Israel đánh chặn hàng trăm máy bay không người lái và tên lửa, phần lớn được phóng từ Iran.
Hội nghị cũng diễn ra trong bối cảnh lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục tấn công tàu thương mại ở Biển Đỏ. Việc tàu chiến Anh và Mỹ bắn rơi hầu hết tên lửa của Houthi cũng thể hiện sức mạnh năng lực phòng không của phương Tây.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ tiết lộ, các đồng minh Vùng Vịnh thừa nhận việc Israel phòng thủ thành công là kết quả của năm nước này tích hợp hệ thống phòng thủ với đối tác.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ thừa nhận nhiều quốc gia ở Trung Đông không muốn chia sẻ thông tin quốc phòng nhạy cảm với nhau, bao gồm dữ liệu radar, vì điều đó có thể khiến họ lộ điểm yếu.
Dana Stroul, cố vấn chính sách Trung Đông hàng đầu của Lầu Năm Góc cho đến cuối năm ngoái, nói rằng các quốc gia Vùng Vịnh cần đưa ra quyết định chính trị về việc có tham gia chia sẻ thông tin tình báo trên toàn khu vực và đầu tư vào hệ thống thông tin liên lạc bảo mật hay không.
Stroul cũng thừa nhận “đang có sự hoài nghi về sự sẵn sàng của Mỹ trong hỗ trợ phòng thủ cho các đối tác ngoài Israel”.
“Washington cũng khẳng định rõ với các đối tác khu vực rằng họ thể nhận được mức độ hỗ trợ giống như Israel nếu bị Iran tấn công trực tiếp”, Stroul nói.
Cuộc tấn công của Iran bằng hơn 300 máy bay không người lái và tên lửa ngày 21/4 chỉ gây thiệt hại nhỏ cho Israel.
Trong chuyến thăm Jordan vào tháng 4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi tích hợp phòng thủ tên lửa khu vực cấp độ cao.
“Cuộc tấn công (của Iran vào Israel) cho thấy mối đe dọa cấp bách và ngày càng lớn từ Iran, nhưng chúng cho thấy chúng ta cần phòng thủ tích hợp ”, ông Blinken nói.
Mỹ sẽ cử các quan chức từ Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, Cơ quan phòng thủ tên lửa, Bộ Tư lệnh trung tâm, Bộ chỉ huy trung tâm của Hải quân, Bộ Chỉ huy Không quân và Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng tham dự hội nghị ngày 22/5.
Tất cả thành viên GCC, gồm Ả-rập Xê-út, Kuwait, Oman, Bahrain, Qatar và UAE, sẽ cử quan chức tham gia. Israel không cử đại diện nào tham gia, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết.
Stroul lưu ý rằng các đồng minh Vùng Vịnh hiện nay vẫn mua khí tài từ nhiều bên, gồm Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và các nước khác, khiến hệ thống của họ không tương đồng với Mỹ. Washington cho biết hệ thống của họ không thể tích hợp với hệ thống của Nga hay Trung Quốc để tạo nên hệ thống phòng không tên lửa tích hợp.
“Vì vậy, nếu các quân đội GCC muốn theo đuổi hệ thống như vậy, họ phải cam kết mua phương tiện từ Mỹ hoặc các nguồn đáng tin cậy khác”, Stroul nói.
tienphong.vn