Mỹ khan hiếm thực phẩm đông lạnh, đồ uống vì COVID-19
Sự bùng phát của COVID-19 do biến thể Delta khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Tại Mỹ, tình trạng thiếu hụt hàng hóa, từ thực phẩm cho đến hàng tiêu dùng, đã bắt đầu xảy ra.
- 18-08-2020Đồ hộp và thực phẩm đông lạnh cũng là lựa chọn tuyệt vời trong một số trường hợp nhưng khi mua hãy tránh những điều này
- 05-08-2020Phát hiện hơn 19 tấn sản phẩm động vật đông lạnh quá hạn sử dụng tại Bình Dương
- 31-12-2019Vụ 2 container chở hàng đông lạnh nhập lậu, Mega Market khẳng định không liên quan đến toàn bộ số thực phẩm bị thu giữ
Theo tờ Thời báo Los Angeles, các nhà cung cấp thực phẩm Mỹ đang gặp khó khăn trong việc lấp đầy các giá hàng.
Bài viết dẫn thông tin từ Sysco Corp., tập đoàn bán buôn thực phẩm lớn nhất khu vực Bắc Mỹ có trụ sở tại bang Texas, cho biết đã phải từ chối đơn đặt hàng trong một số lĩnh cực có mức cầu vượt quá khả năng cung ứng.
Giá của một số mặt hàng chủ chốt như: thịt gà, thịt lợn và bao bì giấy đang tăng nhanh trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm. Đặc biệt, nguồn cung một số mặt hàng có nhu cầu cao, sử dụng nhiều nhân công như: thịt hun khói, sườn, cánh gà và bắp bò đang bị chậm lại.
Nhân viên tại một siêu thị sắp xếp các khay thịt lên kệ. (Ảnh: Getty Images)
Không chỉ thực phẩm, nhiều mặt hàng tiêu dùng khác cũng đang đứng trước tình trạng bị thiếu hụt. Bài viết trên tờ Thời báo New York cho biết, những chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn của Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức về nguồn cung ở mức nghiêm trọng như mùa xuân năm 2020 khi dịch COVID-19 mới bùng phát.
Bài viết dẫn ý kiến những người đứng đầu các chuỗi bán lẻ cho biết, những vấn đề khó khăn mới phát sinh hàng tuần do tình trạng thiếu lao động và nguyên liệu đầu vào. Nhiều mặt hàng tạp hóa, nhất là thực phẩm đông lạnh và đồ uống, trở nên khan hiếm do một số nhà sản xuất dự báo tình trạng gián đoạn nguồn cung sẽ còn kéo dài sang đến năm 2022. Thách thức về hậu cần, vận chuyển cũng đang ngày càng gia tăng.
Trong khi đó, theo Công ty nghiên cứu thị trường IRI, nhu cầu của các nhà bán lẻ tăng hơn dự kiến, ở mức 14% so với cách đây 2 năm và 3% so với cùng kỳ năm 2020.
Trước tình trạng đó, các nhà sản xuất của Mỹ đang chuyển hướng tập trung ưu tiên sản xuất các mặt hàng phổ biến nhất. Các hãng bán lẻ tăng cường số lượng và giảm giá các mặt hàng thay thế. Còn người tiêu dùng Mỹ sẽ phải chấp nhận giá một số mặt hàng leo thang và tạm thay đổi thói quen mua sắm của mình, ít nhất là cho tới năm sau.
VTV