MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỹ: Mua nhà đã khó, xây nhà còn khổ hơn!

04-06-2021 - 16:19 PM | Tài chính quốc tế

Mỹ: Mua nhà đã khó, xây nhà còn khổ hơn!

Từ gỗ xẻ, sơn cho đến bê tông, chi phí của hầu hết các "thành phần" để hoàn thiện một ngôi nhà tại Mỹ đều tăng vọt. Một số hạng mục thậm chí ghi nhận mức tăng lên đến 100% kể từ khi đại dịch bắt đầu lây lan.

Xu hướng tăng giá đến từ nhiều nguyên nhân, từ lãi suất thế chấp thấp cho đến việc người dân thành phố đổ xô ra vùng ngoại và tình trạng thiếu nguyên liệu. Song, lời giải thích đơn giản nhất đó là nhu cầu đối với các công ty xây dựng và nhà cung cấp đã quá cao. Tất cả những yếu tố này đã khiến nhà ở trở thành một trong những biểu hiện được cho là cực đoan của áp lực lạm phát đang lan tràn trong một nền kinh tế đang bùng nổ.

Tại Boise (Idaho) – một trong những thị trường bất động sản nhà ở "nóng" nhất nước Mỹ, Steve Martinez đã tiết lộ chi tiết về mức giá xây dựng của công ty mình - Tradewinds General Contracting Inc., để cho thấy các loại chi phí tăng mạnh như thế nào. Ông đã phải tăng giá một số ngôi nhà do công ty hoàn thiện, trong đó có Baybrook – mô hình nhà cấp 4, diện tích khoảng 280m2, để bù đắp cho mức chi phí tăng cao.

Mỹ: Mua nhà đã khó, xây nhà còn khổ hơn! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa mô hình nhà Baybrook.

Dưới đây là chi tiết về chi phí hoàn thiện Baybrook (chưa bao gồm giá đất) và cũng là ví dụ cho thấy các loại vật liệu, vật dụng dùng để xây nhà tại Mỹ đã tăng cao như thế nào:

Mỹ: Mua nhà đã khó, xây nhà còn khổ hơn! - Ảnh 2.

Giá nhà bán ra (chưa bao gồm giá đất).

Tradewinds cho biết giá bán Baybrook – không bao gồm đất, có chi phí vật liệu, nhân công và lợi nhuận, là 746.671 USD vào mùa xuân năm 2021. Con số này cao hơn 58% so với 2 năm trước khi khi đại dịch Covid-19 và lãi suất đi vay thấp hơn thúc đẩy làn sóng mua nhà. Chi phí của một số vật liệu xây dựng đã tăng chóng mặt phần lớn là nguyên nhân khiến giá nhà tăng cao.

Móng, tấm bê tông

Mỹ: Mua nhà đã khó, xây nhà còn khổ hơn! - Ảnh 3.

Giá móng, tấm bê tông (đã bao gồm giá bê tông và nhân công; chưa bao gồm phí đào móng).

Nhu cầu cao do sự bùng nổ trong hoạt động xây dựng nhà ở tại Mỹ đã khiến giá bê tông tăng mạnh, đứng thứ 2 sau gỗ xẻ. Ngay cả trước khi đại dịch thúc đẩy làn sóng mua những căn nhà cho 1 gia đình, giá bê tông đã có xu hướng tăng và đạt mức cao kỷ lục vào tháng 4.

Gỗ xẻ

Mỹ: Mua nhà đã khó, xây nhà còn khổ hơn! - Ảnh 4.

Giá gỗ xẻ (chưa bao gồm chi phí nhân công).

Đây là loại nguyên liệu có giá cao nhất cho đến nay, khi chi phí cho ngôi nhà này đã tăng gần gấp 4 lần kể từ năm 2019. Nhiều công ty xây dựng vẫn coi gỗ xẻ là lựa chọn tốt nhất để làm khung cho ngôi nhà, thay vì thép và bê tông. Ngoài ra, công ty xây dựng còn phải chi trả nhiều hơn và chờ đợi lâu hơn để có được ván dăm bào (OSB). Giá của những tấm này đã tăng lên mức cao hơn cả ván ép vào tháng 10 và kể từ đó cũng chứng kiến tình trạng thiếu hụt.

Giàn

Mỹ: Mua nhà đã khó, xây nhà còn khổ hơn! - Ảnh 5.

Giá giàn gỗ (chưa bao gồm chi phí nhân công).

Giàn mái gỗ thường được đặt nghiêng, cắt một cách chính xác và gắn trên tường chịu lực bên ngoài. Giá của loại vật liệu này đã tăng mạnh cùng với giá gỗ xẻ, cao hơn gấp đôi so với mô hình nhà tương tự với Baybrook ở trước đại dịch.

Vách thạch cao

Mỹ: Mua nhà đã khó, xây nhà còn khổ hơn! - Ảnh 6.

Giá vách thạch cao (đã bao gồm chi phí vật liệu và nhân công).

Vách thạch cao thường được sử dụng đối với tường và trần nhà. Các tấm này cũng tăng giá đáng kể do nhu cầu được đẩy lên cao.

Hệ thống nước, điều hòa không khí và điện

Mỹ: Mua nhà đã khó, xây nhà còn khổ hơn! - Ảnh 7.

Giá hệ thống nước, điều hòa, điện (đã bao gồm chi phí vật liệu và nhân công).

Các công ty xây dựng cũng phải chi trả mức cao hơn cho hệ thống ống nước, do tình trạng thiếu hụt ống PVC. Cơn bão mùa đông hồi đầu năm đã khiến Texas tạm thời mất điện, trong khi đây là địa điểm sản xuất hầu hết đường ống PVC tại Mỹ. Trong khi đó, giá đồng tăng cao kỷ lục cũng gây thêm áp lực chi phí cho hệ thống dây điện trong nhà.

Sơn

Mỹ: Mua nhà đã khó, xây nhà còn khổ hơn! - Ảnh 8.

Chi phí sơn nhà (đã bao gồm chi phí vật liệu và nhân công).

Cơn bão mùa đông tại Texas còn làm gián đoạn hoạt động sản xuất sơn ở Texas, vào đúng thời điểm nhu cầu cải tạo và sửa chữa nhà cửa tăng mạnh. Hiệu ứng gợn sóng đang diễn ra trong chuỗi cung ứng, khi các nhà sản xuất hóa chất ở Texas phải chật vật để bắt kịp nhu cầu. Trong khi đó, các công ty xây dựng đua nhau hoàn thiện những công đoạn cuối cùng cho hàng nghìn ngôi nhà xây mới, khiến giá tăng cao.

Đồ trang trí và tủ

Mỹ: Mua nhà đã khó, xây nhà còn khổ hơn! - Ảnh 9.

Giá đồ trang trí, tủ (đã bao gồm chi phí vật liệu và nhân công).

Giá gỗ tăng cao cũng khiến những đồ vật được làm từ nguyên liệu này đắt đỏ hơn, bao gồm đồ trang trí xung quanh cửa ra vào và cửa sổ, tủ trong nhà bếp và phòng tắm. Nhu cầu từ việc cải tạo nhà cũng phần nào khiến giá bị đẩy lên cao.

Thiết bị gia dụng

Mỹ: Mua nhà đã khó, xây nhà còn khổ hơn! - Ảnh 10.

Giá thiết bị gia dụng (chưa bao gồm chi phí nhân công).

Giá thiết bị gia dụng tại Mỹ đã tăng mạnh. Các nhà sản xuất lớn như Whirlpool Corp. dự báo mức giá sẽ tăng 5-12% trong quý này do nhu cầu cao và chi phí kim loại đắt đỏ hơn. CFO Jim Peter cho biết: "Chi phí nguyên vật liệu vẫn đang tăng lên và có khả năng tiếp tục xu hướng như vậy cho đến quý III."

Giá của ngôi nhà hoàn thiện

Mỹ: Mua nhà đã khó, xây nhà còn khổ hơn! - Ảnh 11.

Số tiền người mua phải trả cho một ngôi nhà hoàn thiện.

Cuối cùng, bên phải chịu những mức phí cao hơn chính là người mua. Sau khi thanh toán cho cả lô đất xây dựng mô hình Baybrook này, mức giá cuối cùng cho cả căn nhà đã hoàn thiện là khoảng 950.000 USD, tăng 61% so với năm 2019.

Khi giá nguyên vật liệu tiếp tục tăng trên toàn thế giới, thì áp lực tăng chi phí đối với các công ty xây dựng cũng ngày càng lớn. Martinez cho biết: "Đây thực sự là điều gây khó khăn cho ngành nếu xu hướng này vẫn tiếp tục."

Công ty của ông đã phải đối mặt với tình trạng giá tăng trong quá trình xây dựng ở toàn bộ các nguyên liệu, từ 40.000 USD cho đến 100.000 USD, chủ yếu do giá gỗ xẻ cao hơn. Ông cho hay: "Chúng tôi đang phải tạm dừng một số dự án. Một số khách hàng đã không thể chi trả."

Tham khảo Bloomberg

Lục Lam

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên