MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỹ: Người trẻ 'ôm' cả núi nợ, hết sạch tiền nhưng vẫn 'mặc kệ đời', chỉ muốn ăn tiêu thỏa thích

19-04-2023 - 11:07 AM | Tài chính quốc tế

Mỹ: Người trẻ 'ôm' cả núi nợ, hết sạch tiền nhưng vẫn 'mặc kệ đời', chỉ muốn ăn tiêu thỏa thích

Tại Mỹ, nhiều thanh niên gặp vấn đề về tài chính đang lựa chọn việc "làm ngơ" trước những áp lực này.

Một số đã điều chỉnh số dư tài khoản và thẻ tín dụng, một số thì lại nợ nần chồng chất và không thể kiểm soát chi tiêu. Nợ thẻ tín dụng tại Mỹ đã tăng 29% lên 5.800 USD trong tháng 3 so với 1 năm trước đối thế hệ Y và thăng 40% lên 2.800 USD với thế hệ Z, theo Credit Karma. Một cuộc khảo sát từ NerdWaller cho thấy những ngừoi trẻ tuổi cũng có nhiều khả năng trễ hạn thanh toán hoặc phải tạm ứng thẻ tín dụng.

Các nhà tâm lý học gọi những hành vi này là "trốn tránh tài chính" và cho biết đó là thói quen thường thấy của người trẻ tuổi ở bất kỳ thời đại nào.

Tuy nhiên, tác động kinh tế của đại dịch cùng lạm phát dai dẳng đang khiến tâm lý né tránh đó trở nên phổ biến hơn. Hậu quả của việc không chú ý đến các tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng là chi tiêu quá nhiều, điểm tín dụng sụt giảm và nợ nần chồng chất. Việc này có thể ảnh hưởng đến những kế hoạch tương lai của họ như mua nhà hay nghỉ hưu.

Theo Tiến sĩ Vaile Wright, giám đốc cấp cao của Hiệp hội Tâm lý Mỹ, việc chi tiêu có thể khiến bạn dễ hài lòng hơn là lập ngân sách hay theo dõi việc chi tiêu, ngay cả khi bạn biết rõ rằng đó không phải là lựa chọn tốt. Trốn tránh là một cơ chế đối phó khá phổ biến với mọi dạng lo âu.

James Gay, 22 tuổi, cho biết anh đang cân nhắc những tác động của việc "trốn tránh tài chính" kể từ sau đại dịch. năm 2020, James chuyển từ Mayo, Florida đến Tallahassee để học Đại học bang Florida. Anh ở chung căn hộ 3 phòng ngủ với bạn. Khi mọi hoạt động kinh tế đóng băng vì đại dịch, anh cũng chuyển sang học trực tuyến. Khi đó, James liên tục đặt đồ ăn online thay vì tự nấu và mua sắm online cho đỡ chán.

James bỗng nhiên thích thú với những đôi dép Crocs và hiện sở hữu khoảng 15 đôi. Đương nhiên, anh cũng phải chi trả bảo hiểm y tế, hoá đơn điện thoại, điện nước và bảo dưỡng ô tô nhưng cho biết kế hoạch chi tiêu của mình lỏng lẻo, đôi khi quên thanh toán hoá đơn.

Mỹ: Người trẻ 'ôm' cả núi nợ, hết sạch tiền nhưng vẫn 'mặc kệ đời', chỉ muốn ăn tiêu thỏa thích - Ảnh 1.

James Gay và "bộ sưu tập" Crocs của mình.

James đã phải rút tiền tiết kiệm để trả tiền thuê nhà và phí tiện ích. Cuối cùng, bố của James gọi điện thoại vì nhận thấy rằng James đã sử dụng 90% hạn mức tiêu 500 USD của thẻ tín dụng. Sau đó, anh đã phải thay đổi cách chi tiêu.

Cuộc khảo sát vào tháng trước của Credit Karma cho thấy, tâm lý né tránh thường diễn ra ở thế hệ Y và Z, 28% người tham gia khảo sát thuộc 2 thế hệ này cho biết họ thường xuyên hoặc luôn cảm thấy "rối loạn phân ly" về vấn đề tài chính. Trong khi đó, chỉ 4% thế hệ baby boomer và người lớn tuổi có vấn đề tương tự.

Alexis Howard, cố vấn tài chính 28 tuổi ở Mariner Wealth Advisors, cho biết: "Thế hệ chúng tôi thực sự thường xuyên chi tiêu quá mức. Chúng tôi liên tục chi tiêu vào những thứ chỉ để giải khuây."

Howard nhận thấy điều này đúng với chính hành vi của cô. Cô đã đặt quần áo và đồ nội thất trên Amazon trong thời kỳ đại dịch, những đơn hàng nhỏ cũng có thể biến thành khoản chi tiêu lớn hơn cô nghĩ.

Mỹ: Người trẻ 'ôm' cả núi nợ, hết sạch tiền nhưng vẫn 'mặc kệ đời', chỉ muốn ăn tiêu thỏa thích - Ảnh 2.

Cố vấn tài chính Alexis Howard.

Có lúc, Howard chi khoảng 500 USD/tháng để mua sắm online và đồ ăn mang đi. Năm nay, cô đặt ra thử thách chỉ giữ mức chi tiêu cho hàng hoá không cần thiết ở mức dưới 50 USD/tháng.

Cô cho hay: "Mọi người thực sự chỉ ưu tiên cho ý thích và nhiều người thấy vui khi đi du lịch, ăn uống nhưng đồng thời cũng coi trọng cả các mục tiêu dài hạn như mua nhà và nghỉ hưu trong sự giàu có."

Abigail Sussman, giáo sư ngành marketing tại Trường Kinh doanh Booth của Đại học Chicago, cho biết những người trẻ tuổi có việc lương thấp hơn có thể không lập ngân sách và kiểm tra hoá đơn vì việc này khiến họ thấy bất lực.

Sussman nói: "Nếu họ thấy mình đang tụt hậu, thì việc lập ngân sách cũng là một lời nhắc nhở về việc đó. Nếu đặt mục tiêu quá cao, động lực của họ cũng bị giảm sút."

Tham khảo WSJ

Vu Lam

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên