Mỹ, Nhật muốn giúp khai thác mỏ “kho báu” 1.000 tỷ USD nhưng Trung Quốc nói “không” vì đã sở hữu công nghệ thông minh để khai thác
Sau khi biết tin Trung Quốc khai quật được mỏ "kho báu" 1.000 tỷ USD, Mỹ và Nhật Bản vội vàng cử người sang tìm kiếm sự hợp tác, hy vọng có thể giúp Trung Quốc khai thác mỏ tài nguyên này.
- 12-07-2023Hi hữu: Bị phạt tiền vì trả lời tin nhắn bằng biểu tượng ‘like’
- 12-07-2023Chưa sang tháng mà 4G đã gần hết ư, đây là mẹo giúp iPhone tận dụng hiệu quả những dữ liệu còn lại
- 12-07-2023Tích hợp giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID: Cục Đường bộ Việt Nam lưu ý!
Trung Quốc có đất đai rộng lớn, tài nguyên dồi dào, tổng trữ lượng tài nguyên nhiều loại khoáng sản đã được chứng minh lớn hàng đầu thế giới. Thông qua nỗ lực không ngừng của các nhà địa chất, “kho báu” được phát hiện ở Quý Châu, Trung Quốc có thể thay đổi mô hình năng lượng của thế giới.
Trong xã hội công nghiệp phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng của con người ngày càng tăng cao, trong khi nguồn năng lượng dự trữ của trái đất ngày càng giảm nên việc phát triển và khai thác năng lượng trở thành ưu tiên hàng đầu.
Trên thực tế, việc cung cấp các nguồn tài nguyên đã thực sự gây khó khăn cho các quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt là những nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Trong số các nguồn tài nguyên không tái tạo này, có một loại khoáng sản đặc biệt quan trọng đó là quặng mangan.
Ngày nay, mangan được sử dụng trong ngành thép. Cụ thể, các nhà luyện kim đã phát hiện ra khả năng khử oxy của mangan, khi mangan được thêm vào thép luyện có thể làm giảm đáng kể độ giòn của thép. Đặc biệt, cho dù mangan trong quá trình nấu chảy có tạo ra tạp chất cũng không ảnh hưởng gì tính chất của thép.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều nhân lực và vật lực vào việc thăm dò và khai thác các mỏ mangan, nhưng lại không đào được quá nhiều quặng mangan chất lượng cao và hầu hết đều là quặng nghèo. Tuy nhiên, đến năm 2015, Cục Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản tỉnh Quý Châu, Trung Quốc đã phát hiện ra mỏ mangan siêu lớn ở Tongren, vùng cao nguyên của Trung Quốc. Đó là mỏ mangan Pujue và Taoziping.
Sau khi các chuyên gia địa chất thăm dò thêm, trữ lượng tài nguyên của mỏ mangan Pujue là khoảng 192 triệu tấn, mỏ mangan lớn nhất ở châu Á. Đặc biệt, các mỏ mangan ở Quý Châu có giá trị đã lên tới 1.000 tỷ USD.
Sau khi biết tin Trung Quốc khai quật được mỏ quặng mangan lớn nhất châu Á, Mỹ và Nhật Bản vội vàng cử người sang tìm kiếm sự hợp tác, hy vọng có thể giúp Trung Quốc khai thác mỏ quặng mangan này.
Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, Trung Quốc đã có khả năng khai thác và sử dụng độc lập, không còn cần sự trợ giúp của các quốc gia khác. Do đó, Trung Quốc đã nói “không”, từ chối với lời đề nghị của Mỹ và Nhật Bản.
Để khai thác mỏ quặng mangan này, Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống kỹ thuật số khai thác mỏ toàn diện dựa trên thông tin địa chất 3D . Dựa trên sự tích lũy sâu sắc của công nghệ nền tảng phần mềm khai thác 3D, Trung Quốc đã biết cách tối ưu hóa mô hình 3D của khu vực khai thác để hiểu và kiểm soát toàn bộ khu vực phát hiện khoáng sản. Sau đó, thiết lập dữ liệu hoàn chỉnh có sự phối hợp của thiết bị tiên tiến.
Cùng với đó, một công ty của Trung Quốc đã tạo ra nền tảng phần mềm sử dụng trí tuệ nhân tạo để khai thác khoáng sản thông minh. Nền tảng này tập trung vào bốn khía cạnh: số hóa khai thác tài nguyên, vận hành sản xuất thông minh, quản lý sản xuất thông minh và giám sát an toàn thông minh.
Việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, 5G, 6G và các công nghệ điều khiển từ xa, công nghệ cơ sở dữ liệu, công nghệ mạng cảm biến… tất cả các liên kết với nhau sẽ giúp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản có hiệu suất cao nhất có thể.
Đặc biệt, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể giúp các doanh nghiệp khai thác khoáng sản có nhiều lựa chọn và linh hoạt hơn khi xây dựng các giải pháp thông minh để khai thác các mỏ, quặng.
Điển hình trong khai thác khoáng sản và vận chuyển trong các khu vực khai thác, xe tải là một trong những công cụ quan trọng nhất trong việc vận chuyển quặng. Quy trình vận hành của khu vực khai thác bao gồm thăm dò, khai thác, vận chuyển, bốc dỡ, nhưng hệ thống phụ xe tải không người lái thường chỉ tập trung vào liên kết vận chuyển.
Do đó, hệ thống xe tải không người lái phối hợp với các hệ thống khai thác như máy xúc và máy ủi và kết hợp với hệ thống radar, định vị sẽ giúp rút ngắn quá trình khai thác.
Trên thực tế, mục đích của việc ứng dụng công nghệ vào khai thác khoáng sản là để tăng hiệu quả và giảm các nguy cơ về an toàn lao động, từ đó đạt được mục tiêu sản xuất và vận hành an toàn.
Nhịp sống thị trường