Mỹ phát hiện kho báu ‘vàng trắng’ khổng lồ chưa từng có, đủ khả năng ‘dội gáo nước lạnh’ vào tham vọng thống trị ngành pin xe điện của Trung Quốc
Biển hồ Salton, Mỹ đang nắm giữ một mỏ “vàng trắng” khổng lồ, có thể giúp Mỹ “xoay chuyển tình thế” trong cuộc chiến pin xe điện.
- 09-07-2023"Bảo vật" khiến Mỹ không thể "cắt đứt" quan hệ kinh tế với Trung Quốc: Thế giới đau đầu vì rủi ro
- 08-07-2023Những con số cho thấy BLACKPINK hay Kpop đem lại những lợi ích khổng lồ thế nào ở mỗi nơi họ xuất hiện
- 07-07-2023Trung Quốc sở hữu một siêu đập thủy điện ‘khổng lồ’: Chi phí xây lên tới 440 nghìn tỷ, sức chứa 7,4 tỷ mét khối nước, độ cao đập Tam Hiệp còn ‘thua xa’
Maria Nava-Froelich, Thị trưởng thành phố Calipatria, bang California, đang nhìn về phía biển hồ Salton - nơi lấy nước từ dòng sông Colorado đang dần cạn kiệt. Bà đang chứng kiến hiện tượng hàng loạt bong bóng bùn nổi lên ở rìa biển hồ.
Theo tờ South China Morning Post (SCMP), diện tích của biển hồ Salton đang dần dần bị thu hẹp. Điều này có thể khiến lượng thuốc trừ sâu độc hại vốn tích tụ trong nước bị lan ra ngoài, gây ra nhiều hệ quả như ảnh hưởng đến các quần thể cá, “đe dọa” nhiều loài chim trong khu vực, đồng thời có thể gia tăng nguy cơ mắc ung thư ở con người.
Mỹ tìm thấy kho báu đầy ắp “vàng trắng” dưới lớp bùn địa nhiệt
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, dưới đáy lòng biển hồ là một “mỏ vàng trắng” quý giá. SCMP đưa tin, có một lượng lithium khổng lồ, từng được coi là vô giá trị, nằm ở độ sâu hơn 1,6 km dưới lớp bùn địa nhiệt ở sa mạc phía bắc Mexico và phía đông thành phố San Diego.
Nếu được khai thác bài bản với quy mô lớn, trữ lượng lithium này có thể đủ để đáp ứng mọi nhu cầu của toàn bộ nước Mỹ hay thậm chí là cả xuất khẩu.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang nắm “thế thượng phong” với nguồn cung cấp lithium khổng lồ thì lithium từ biển hồ Salton đủ khiến bà Nava-Froelich và người dân đang sinh sống trong hoàn cảnh khốn khó tại hạt Imperial mơ về một "cơn sốt vàng" tiếp theo tại California.
“Chúng tôi rất phấn khích. Trữ lượng lithium lớn này có thể giúp các nước khác, đồng thời cải thiện cuộc sống của chúng tôi và giúp Mỹ không còn bị phụ thuộc. Tuy nhiên, chúng tôi từng có nhiều lần hy vọng trước đó nhưng không thành hiện thực”, bà Nava-Froelich chia sẻ với South China Morning Post.
Nhu cầu toàn cầu đối với lithium - kim loại quý được sử dụng để sản xuất pin cho máy bay phản lực hay xe điện - được dự đoán sẽ tăng gấp 5 lần vào năm 2030.
Năm ngoái, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm đã đến Calipatria, thành phố với dân số chỉ khoảng 6.515 người.
Vào tháng 3, Thống đốc California Gavin Newson cũng đã đến thăm và gọi thành phố này là "Ả Rập Xê-Út mới về lithium". Các động thái của chính phủ Mỹ đang chứng minh họ đã có những bước đi đầu tiên để chấm dứt thị trường bán xe chạy xăng. Bang California - thị trường ô tô lớn nhất cả nước - đã đặt mục tiêu áp dụng quy định này muộn nhất là vào năm 2035. Điều đó cũng khiến giá lithium tăng cao.
Chưa hết, theo Đạo luật Giảm Lạm phát năm 2022, Mỹ đã chi khoảng 369 tỷ USD trong ngân sách dành cho việc phát triển năng lượng sạch. Khoản tiền này sẽ thuộc vào nguồn cung cấp lithium và một số tài nguyên khác.
Theo thông tin do tờ SCMP cung cấp, trong bối cảnh nhu cầu xe điện mạnh tại Trung Quốc, giá lithium carbonate đã đạt kỷ lục 86.000 USD/tấn vào tháng 11/2022 - tăng mạnh so với mức 6.000 USD vào một thập kỷ trước đó.
Sự thống trị lithium của Trung Quốc đang thúc giục Mỹ cần đẩy mạnh tiến độ để vươn lên dẫn trước. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Bắc Kinh hiện kiểm soát 3/5 nguồn cung cấp lithium và 3/4 sản lượng pin lithium-ion trên toàn thế giới.
Nhiều khu vực tập trung mỏ lithium tại Mỹ là bang Arkansas, Nevada, Bắc Carolina và Utah. Tuy nhiên, mỏ duy nhất đang hoạt động, nằm tại Nevada - chỉ chiếm ít hơn 1% sản lượng toàn cầu. Điều này cho thấy Mỹ cần có một cuộc tăng tốc hơn nữa.
Nhưng…mọi thứ chỉ là bước khởi đầu
Tìm thấy lượng quặng lithium lớn trong nội địa Mỹ chỉ là bước khởi đầu. Dự kiến, nước này sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn khi xây dựng một ngành công nghiệp mới, bao gồm các điều chỉnh về công nghệ, đầu tư vào chương trình trợ cấp liên bang, địa phương hay đưa ra các ưu đãi thuế và tài trợ nghiên cứu.
Theo ước tính của công ty tư vấn Benchmark Mineral Intelligence, chuỗi cung ứng pin toàn cầu sẽ cần đầu tư khoảng 514 tỷ USD vào năm 2030 để đáp ứng nhu cầu dự kiến của người tiêu dùng.
Ngoài ra, Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây khác cũng tồn tại các quy định bảo vệ môi trường khắt khe. Dù vậy, các kỹ sư tin rằng thung lũng Imperial có lợi thế đặc biệt. Dự kiến, việc khai thác cục bộ tại đây sẽ ít gây hại cho môi trường, sử dụng ít nước và năng lượng hơn.
Được biết, việc khai thác lithium tại thung lũng Imperial dễ dàng hơn do quá trình được thực hiện bởi các nhà máy điện địa nhiệt trong khu vực - nằm ở phía đông nam hồ biển Salton, gần điểm đứt gãy San Andreas. Tuy nhiên,thực tế việc trích xuất lithium trên quy mô lớn vẫn chưa được thử nghiệm.
Theo SCMP, 3 công ty năng lượng địa nhiệt trong khu vực, gồm Berkshire Hathaway Energy, Controlled Thermal Resources và EnergySource Minerals đang tiến hành các dự án thí điểm để thay đổi điều này.
EnergySource, doanh nghiệp dẫn đầu kế hoạch, dự kiến sẽ khởi công xây dựng một nhà máy chiết xuất lithium quy mô lớn trong năm 2023.
Ngoài ra, nhiều dự đoán ước tính rằng 3 doanh nghiệp này sẽ sản xuất ra khoảng 100.000 tấn lithium mỗi năm vào năm 2027, đủ để cung cấp năng lượng cho 50.000 ô tô điện, hướng tới mục tiêu 600.000 tấn khai thác hàng năm do chính phủ Mỹ đặt ra.
"Tôi sẽ không cảm thấy ngạc nhiên nếu 5 năm sau, Mỹ là một trong những nhà cung cấp lithium hàng đầu thế giới", Michael McKibben, nhà địa hóa học tại Đại học bang California ở Riverside nhận định.
Tờ SCMP cũng chỉ ra với trữ lượng dự kiến lên tới 15 triệu tấn lithium, thung lũng Imperial là khu vực có dự trữ lithium lớn nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại.
Tham khảo SCMP
Nhịp sống thị trường