Trung Quốc sở hữu một siêu đập thủy điện ‘khổng lồ’: Chi phí xây lên tới 440 nghìn tỷ, sức chứa 7,4 tỷ mét khối nước, độ cao đập Tam Hiệp còn ‘thua xa’
Nếu xét độ cao, đập Tam Hiệp “chưa là gì” so với con đập khổng lồ này.
- 07-07-2023“Đòn hiểm” của Mark Zuckerberg: Người dùng không thể xóa tài khoản Threads nếu không muốn mất luôn tài khoản Instagram
- 07-07-2023Tạm biệt Volkswagen, Trung Quốc có ‘vua xe hơi’ mới
- 07-07-2023Dùng tên lửa để... xây cầu, Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "đi trên mây" độc đáo
Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo vô cùng quan trọng. Theo số liệu gần đây của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), thủy điện chiếm 40% tổng công suất, vượt xa năng lượng mặt trời (28%) và gió (27%).
Hiện tại, Trung Quốc là một trong những quốc gia sở hữu hệ thống siêu đập thủy điện hùng mạnh hàng đầu thế giới. Được biết, trong top 5 đập thủy điện đứng đầu, 2 cái tên đã thuộc về Trung Quốc.
Quốc gia này sở hữu “Đập Tam Hiệp” - con đập lớn nhất thế giới với công suất 22,5 triệu kilowatt điện (tương đương 22,5 gigawatt). Tuy nhiên, từ năm 2015, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một con đập mới với độ cao khổng lồ - gấp rưỡi đập Tam Hiệp, khiến cả thế giới ngỡ ngàng. Đó là Ô Đông Đức - dự án tiêu tốn chi phí lên tới 18,76 tỷ USD, xấp xỉ 440 nghìn tỷ đồng. Nó tọa lạc gần ranh giới tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên trên sông Kim Sa, thượng nguồn sông Dương Tử.
Con đập khổng lồ này đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện trong nước ngày càng tăng cũng như giảm lượng khí thải. Được biết, đập Ô Đông Đức có tổng công suất lắp đặt đạt 10,2 gigawatt và bắt đầu cung cấp điện vào tháng 6/2020.
Theo một số nguồn thông tin, con đập được lắp đặt 12 tổ máy phát thủy điện với công suất mỗi tổ máy là 850.000 kilowatt.
Nếu hoạt động hết công suất, nó có thể sản xuất gần 39 tỷ kWh điện mỗi năm. Đồng nghĩa, con đập có khả năng giúp giảm khoảng 30,5 triệu tấn khí thải carbon dioxide. Ông Dương Tông Lập (Yang Zongli), Giám đốc dự án Ô Đông Đức của Tổng công ty Tam Hiệp Trung Quốc từng nói rằng nhà máy thủy điện này sẽ góp phần vào mục tiêu trung hòa phát thải carbon của Trung Quốc vào năm 2060.
Đặc biệt, một yếu tố khiến Ô Đông Đức trở nên nổi tiếng toàn cầu và khác biệt so với các dự án công trình khác của Trung Quốc là bởi kích thước khổng lồ của nó. Được biết, chiều cao tối đa của đập Ô Đông Đức đạt 270 mét, cao gấp rưỡi mức 185 mét của đập Tam Hiệp. Kích thước này cũng khiến nó trở thành một trong những con đập cao nhất thế giới.
Với sức chứa tổng cộng 7,4 tỷ mét khối nước, Ô Đông Đức được thiết kế giúp giao thông đường sông trở nên dễ dàng và tăng cường kiểm soát lũ lụt.
Tổng hợp
Nhịp sống thị trường