MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỹ sắp rơi vào cuộc khủng hoảng như những năm 1970 vì lạm phát?

21-06-2022 - 16:04 PM | Tài chính quốc tế

Mỹ sắp rơi vào cuộc khủng hoảng như những năm 1970 vì lạm phát?

Theo số liệu Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 10/6, CPI tháng 5 đã tăng 8,6% so với 1 năm trước và tăng 1% so với tháng 4, vượt ước tính của các chuyên gia. Đây là cú sốc lớn đối với một thế hệ tiêu dùng đã quen với lạm phát thấp hoặc không có lạm phát.

Lạm phát đã trở thành một chủ đề được bàn tán xôn xao ngay cả trên bàn ăn khi giá thực phẩm, năng lượng và hầu hết mọi thứ mà người Mỹ sử dụng hàng ngày đều tăng giá. Theo số liệu Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 10/6, CPI tháng 5 đã tăng 8,6% so với 1 năm trước và tăng 1% so với tháng 4, vượt ước tính của các chuyên gia. Hiện tại, nhiều nhà kinh tế lo ngại rằng Mỹ sẽ đối diện với cuộc khủng hoảng như những năm 1970, khi tỷ lệ lạm phát trung bình trong cả thập kỷ là 7,1%, tác động tiêu cực đến tài chính hộ gia đình và nền kinh tế.

Đây là cú sốc lớn đối với một thế hệ tiêu dùng đã quen với lạm phát thấp hoặc không có lạm phát. Bloomberg Economics ước tính, các hộ gia đình Mỹ sẽ phải chi thêm 5.200 USD trong năm nay, tương đương khoảng 433 USD/tháng, cho cùng một giỏ hàng bao gồm những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày.

Mỹ sắp rơi vào cuộc khủng hoảng như những năm 1970 vì lạm phát?  - Ảnh 1.

Những lý do khiến giá cả tăng vọt là chuỗi cung ứng gián đoạn vì đại dịch dẫn đến tình trạng thiếu hàng hóa, mâu thuẫn Nga – Ukraine ảnh hưởng đến nguồn cung của các mặt hàng quan trọng, đồng thời người dân và doanh nghiệp nhận hàng nghìn tỷ USD hỗ trợ từ chính phủ. Một điều chưa chắc chắn là lạm phát cao sẽ kéo dài bao lâu và tác động lâu dài của tình trạng đó là gì. Câu trả lời có thể được đưa ra khi nhìn vào những yếu tố đang thúc đẩy giá hàng hóa.

Giá dầu WTI đã tăng hơn gấp đôi từ khoảng 40 USD/thùng vào năm 2020 khi có lúc lên tới hơn 120 USD. Theo đó, giá xăng tại Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục là gần 5 USD/gallon, theo Hiệp hội Ô tô Mỹ.

Mỹ sắp rơi vào cuộc khủng hoảng như những năm 1970 vì lạm phát?  - Ảnh 2.

Giá thực phẩm tại Mỹ cũng như vậy. Bất kỳ người dân nào đến cửa hàng tạp hóa cũng nhận thấy giá của hầu hết mọi thứ đều tăng cao hơn, thậm chí ở mức 2 con số. Chỉ trong năm ngoái, những đồ ăn như mỳ ống, một số loại thịt, rau tươi, bột mì và bơ còn giảm giá. Nhưng xu hướng này đã không.

Tuy nhiên, nếu xét về mức chi tiêu của một người trung bình tại Mỹ, thì các mặt hàng chiếm tỷ trọng thấp hơn lại có mức giá tăng lớn nhất. Tuy nhiên, nhìn chung, ít nhất 16% khoản chi tiêu cá nhân là dành cho các mặt hàng có mức tăng giá hơn 2 con số trong vài tháng qua, bao gồm cả nhiên liệu động cơ tăng 49% và 107% với dầu nhiên liệu trong tháng 5.

Chi phí các loại hàng hóa

Theo Bloomberg, dù nhiều mặt hàng hiện tại đắt đỏ hơn so với năm 1998, nhưng thu nhập ở thời kỳ này lại tăng nhanh hơn.

Về năng lượng, giá trung bình của các tiện ích trong gia đình như khí đốt để nấu ăn và điện chiếm một phần nhỏ trong thu nhập. Nhưng trong những tháng gần đây, người tiêu dùng phải trả mức phí gấp 1,5 lần để đổ đầy bình xăng và dầu nhiên liệu chiếm hơn gấp đôi tỷ trọng trong thu nhập của họ.

Mỹ sắp rơi vào cuộc khủng hoảng như những năm 1970 vì lạm phát?  - Ảnh 3.

Về các loại thịt, những loại như bít tết, thịt xông khói và thịt quay đều đắt đỏ hơn. Song, thịt gà, sườn lợn và một số loại thịt bò khác lại có giá thấp hơn so với trước đây.

Mỹ sắp rơi vào cuộc khủng hoảng như những năm 1970 vì lạm phát?  - Ảnh 4.
Mỹ sắp rơi vào cuộc khủng hoảng như những năm 1970 vì lạm phát?  - Ảnh 5.
Mỹ sắp rơi vào cuộc khủng hoảng như những năm 1970 vì lạm phát?  - Ảnh 6.

Trong khi đó, nhiều loại hàng hóa nông sản lại có giá phải chăng hơn, ví dụ như cà chua tươi, dâu tây và chuối. Nước cam và đồ uống từ mạch nha có giá đắt hơn khi so với thu nhập và giá rượu vang chỉ tăng cao hơn một chút. Gạo – loại lương thực quan trọng nhất trên thế giới, cũng có giá rẻ hơn so với tỷ trọng trong thu nhập của người tiêu dùng. Các mặt hàng chủ lực khác như sữa nguyên kem, mỳ ống, bột mì và bánh mì cũng vậy.

Chi tiêu trung bình theo mức thu nhập

Đương nhiên, giá cả những loại hàng hóa trên tăng cao không thực sự là vấn đề lớn với những người có thu nhập cao. Trên thực tế, đối với khoảng hơn 1 nửa người dân Mỹ - có thu nhập 64.557 USD trở lên, ngay cả khi chi tiêu tăng tới 10% thì họ cũng không rơi vào cảnh chịu đói hoặc phải bán nhà. Còn với những người giàu nhất, họ vẫn có rất nhiều tiền khi tổng chi tiêu tăng 10%.

Tính theo USD, những người có thu nhập thấp hơn cũng chi tiêu ít hơn cho nhà ở, phương tiện đi lại, thực phẩm và chi phí y tế so với những người có thu nhập cao hơn. Nhưng những yếu tố thiết yếu này chiếm tỷ lệ cao hơn trong khoản chi tiêu của họ. Nói một cách khác, những người có thu nhập thấp không thể cắt giảm chi tiêu ngay cả khi nhóm thu nhập cao không cần.

Tăng trưởng tiền lương

Sau nhiều năm mức lương tăng ít hoặc không tăng, tỷ lệ tăng đối với nhóm lao động lương thấp nhất đang ở mức cao nhất. Tuy nhiên, bất bình đẳng thu nhập vẫn là một vấn đề lớn: Mức tăng 6% đối với nhóm lao động có mức lương 27.026 USD trong năm 2020 là chưa đến 2.000 USD; nhóm có thu nhập 273.739 USD có mức tăng tương đương là hơn 8.000 USD.

Song, mức tăng của lương lại không bắt kịp với lạm phát. Trong khi thu nhập khả dụng cá nhân danh nghĩa được thúc đẩy bởi việc tăng lương, thì thu nhập khả dụng thực tế tại Mỹ lại đang giảm. Theo đó, sức mua của người tiêu dùng đang sụt giảm.

Tài chính hộ gia đình

Nhìn chung, tình trạng tài chính của người dân Mỹ đang ở mức tốt nhất từ trước đến nay nhờ các chương trình kích thích tài khóa của chính phủ đã thúc đẩy giá trị của các loại tài sản. Tài sản hộ gia đình Mỹ đã tăng 38,6 nghìn tỷ USD kể từ khi đại dịch bùng phát lên 149,3 nghìn tỷ USD trong quý I. Mức tăng 35% trong 9 quý gần như tương đương với 6 năm trước đó cộng lại.

Ngoài ra, người dân Mỹ cũng sở hữu khoản tiền tiết kiệm đáng kể, điều này sẽ giúp họ ứng phó với lạm phát tăng cao. Tiền gửi của các hộ gia đình và những tổ chức phi lợi nhuận đã tăng lên 4,47 nghìn tỷ USD vào tháng 3 từ 1,30 nghìn tỷ USD vào 2 năm trước.

Tình theo tỷ lệ thu nhập khả dụng, giá trị ròng của các hộ gia đình đang ở mức cao nhất, tăng khoảng 50% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Một bài học mà người Mỹ nhận ra sau khủng hoảng đó là cần tránh rủi ro mắc nợ quá nhiều. Do đó, họ đã nỗ lực giảm bớt các khoản nợ, hiện chiếm 9% thu nhập khả dụng so với mức kỷ lục hơn 13% vào năm 2007.

Ngoài một số thời điểm được coi là ngoại lệ, lạm phát gần như không tồn tại kể từ đầu những năm 1990. Tình trạng này từng khiến Fed lo ngại về việc ngăn chặn giảm phát. Trong một thời gian dài, người dân Mỹ đã không phải đối mặt với lạm phát cao như hiện tại và đương nhiên giờ đây họ không thể tránh khỏi sự bất ngờ khi giá tăng quá nhanh.

Tham khảo Bloomberg

https://cafef.vn/my-sap-roi-vao-cuoc-khung-hoang-nhu-nhung-nam-1970-vi-lam-phat-20220621150842049.chn

Chi Lan

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên