MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỹ tính thu hồi Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Trung Quốc: ‘Cây gậy quyền lực' này mang lại cho Washington sức ảnh hưởng thế nào?

17-10-2024 - 14:09 PM | Tài chính quốc tế

Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) là quy chế riêng của Mỹ cấp cho một nước nào đó trong quan hệ mua bán với Mỹ.

Mỹ tính thu hồi Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Trung Quốc: ‘Cây gậy quyền lực' này mang lại cho Washington sức ảnh hưởng thế nào?- Ảnh 1.

Gần đây, các thành viên Đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ đề xuất dự luật chấm dứt Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (permanent normal trade relations – PNTR) với Trung Quốc với lý do cơ chế này đã dẫn đến mối quan hệ mất cân bằng và không công bằng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Các chính trị gia Mỹ thường đe dọa thu hồi PNTR. Năm ngoái, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump tuyên bố ông sẽ “loại bỏ hoàn toàn” sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc bằng cách chấm dứt thỏa thuận này.

Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn là quy chế riêng của Mỹ cấp cho một nước nào đó trong quan hệ thương mại với Mỹ.

Quy chế này tương đương với Quy chế Tối huệ quốc (most-favored nations – MFN) mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhiều nước trên thế giới hiện vẫn còn sử dụng. Năm 1998, Mỹ đổi tên MFN thành quan hệ thương mại bình thường theo Mục 5003 của Đạo luật Cải cách và Tái cấu trúc Sở Thuế vụ. Một thời gian sau, cụm từ “vĩnh viễn” được thêm vào.

Trong thương mại quốc tế, khi một quốc gia được Mỹ trao quy chế PNTR, nước đó sẽ được hưởng mọi lợi thế thương mại, chẳng hạn như thuế quan thấp. Do đó, một quốc gia có quy chế này sẽ không bị phân biệt đối xử và hay bị đối xử tệ hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác có quy chế này.

Các quốc gia muốn có PNTR với Mỹ phải đáp ứng hai yêu cầu cơ bản: Tuân thủ các điều khoản Jackson-Vanik của Bộ luật thương mại năm 1974 (quy định tổng thống Mỹ công nhận một quốc gia không từ chối hoặc cản trở quyền hay cơ hội di cư của công dân nước mình) và đã ký kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ.

Các lợi ích mà quy chế PNTR/MFN mang lại:

Tăng cường thương mại tự do

Cơ chế này thúc đẩy việc tạo ra thương mại, giảm hiện tượng chệch hướng thương mại, từ đó khuyến khích thương mại tự do giữa các quốc gia. Dưới quy chế này, các nước sản xuất có chi phí thấp có thể xuất khẩu hàng hóa đến những khu vực có nhu cầu cao mà không cần sự can thiệp của chính phủ.

Đối xử bình đẳng với các nước yếu thế

Điều khoản dưới quy chế PNTR/MFN cho phép các quốc gia nhỏ hơn hưởng các lợi thế mà họ thường không nhận trước các “ông lớn” thương mại toàn cầu. Cơ chế này giúp các quốc gia nhỏ đàm phán các điều khoản thương mại có lợi.

Đơn giản hóa luật thương mại

Việc thực thi quy chế thương mại bình thường giúp đơn giản hóa các hiệp định thương mại phức tạp được thiết lập song phương giữa các quốc gia. Nếu tất cả các quốc gia đều có cùng điều khoản thương mại, điều này sẽ làm cho luật thương mại đơn giản hơn nhiều.

Thương mại cạnh tranh hơn

Quy chế PNTR/MFN cực kỳ có lợi cho các nước đang phát triển, giúp hàng hóa thương mại của họ tiếp cận thị trường rộng hơn, giảm chi phí cho các mặt hàng xuất khẩu. Về cơ bản, những điều này dẫn đến thương mại cạnh tranh hơn.

Giảm bớt các thủ tục hành chính

Quy chế này cũng giúp cắt giảm các thủ tục hành chính và nhiều loại thuế quan được thiết lập ngang bằng cho tất cả các mặt hàng nhập khẩu. Từ đó, nhu cầu đối với hàng hóa tăng lên, thúc đẩy kinh tế và xuất khẩu. Quy chế cũng giúp xoa dịu tác động tiêu cực của chủ nghĩa bảo hộ thương mại đối với nền kinh tế.


Tổng hợp

Y Vân

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên