Mỹ vỡ bẫm ‘kho báu’ 18 triệu tấn trị giá 540 tỷ USD, có thể một bước vượt Trung Quốc, dẫn đầu nguồn cung nguyên liệu then chốt toàn cầu
Ảnh: Esri
Kho báu dưới lòng biển được dự đoán có thể giúp Mỹ độc lập về năng lượng, mang lại hàng nghìn tỷ USD cho nền kinh tế.
- 27-12-2023'Thời tới cản không kịp' với máy bay 'made in China': Vừa nhận đơn hàng khủng lại bán được giá hời, tăng tốc cạnh tranh Boeing, Airbus trên thị trường Trung Quốc
- 27-12-2023Chứng khoán Mỹ nhích từng bước đến kỷ lục mới trong tuần giao dịch cuối cùng năm 2023
- 27-12-2023Giáo sư Harvard “nghiện” cà phê với sinh viên Việt: Chọn sang Việt Nam làm giáo dục vì những lợi thế "chẳng đâu có"
Khi nói đến nguyên tố đất hiếm (REE), lithium nổi bật vì tính hữu dụng và giá trị tiềm năng. Đó là lý do vì sao Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) vui mừng khi phát hiện ra nơi được cho là có trữ lượng lithium lớn nhất thế giới dưới lòng biển Salton của tiểu bang California. Lượng khoáng sản khoảng 18 triệu tấn có thể trị giá tới 540 tỷ USD và đáp ứng được nhu cầu của Mỹ trong nhiều thập kỷ tới.
Vào thập niên 1990, lithium nổi tiếng vì là tựa đề bài hát của ban nhạc Nirvana. 30 năm sau, lithium trở nên nổi tiếng vì là một thành phần không thể thiếu trong ngành năng lượng tái tạo trị giá hàng tỷ USD.
Lithium là thành phần chính của pin, cung cấp năng lượng cho các phương tiện máy móc như xe điện. Hoạt động sản xuất điện thoại di động và tấm pin năng lượng mặt trời cũng cần đến một lượng lớn lithium.
Nếu không có đủ lithium để cung cấp năng lượng cho các loại pin này, cũng như các công nghệ cải tiến khác, nỗ lực của thế giới nhằm chống lại biến đổi khí hậu thông qua năng lượng tái tạo sẽ bị cản trở.
Trong một báo cáo gần đây, quan chức cấp cao Jeff Marootian của DOE cho biết: “Lithium rất quan trọng để khử carbon trong nền kinh tế và đáp ứng mục tiêu của Tổng thống Biden là sử dụng 50% xe điện vào năm 2030”. Vấn đề là Trung Quốc hiện đang thống lĩnh toàn cầu việc sản xuất lithium.
Đó là lý do vì sao DOE tài trợ cho hoạt động thăm dò lithium tại Mỹ. Họ đã cung cấp 14,9 triệu USD cho công ty Berkshire Hathaway Energy của Warren Buffett để nghiên cứu khu vực xung quanh biển Salton, nằm giữa các hạt Riverside và Imperial ở tiểu bang California.
Thống đốc California Gavin Newsome gọi khu vực này là “Saudi Arabia của lithium”. Nếu điều này nghe có vẻ cường điệu, DOE đã ước tính có đủ lithium dưới biển Salton để cung cấp pin cho hơn 375 triệu xe điện.
Ước tính 18 triệu tấn lithium sẽ đưa Mỹ bước lên vị trí dẫn đầu về nguồn cung cho thị trường toàn cầu. Họ có thể tăng tốc cho xe điện, sản xuất pin năng lượng mặt trời. Ngoài ra, kho báu khổng lồ này có thể giúp Mỹ độc lập về năng lượng ở mức chưa từng có.
Nếu lithium dưới biển Salton có thể được khai thác và đưa ra thị trường, Mỹ sẽ không còn phải phụ thuộc vào năng lượng hoặc sản xuất ô tô của các quốc gia như Saudi Arabia và Trung Quốc. Nước Mỹ cũng sẽ giàu có hơn nhiều vì lithium có giá trị ước tính khoảng 29.000 USD/tấn. Điều đó đồng nghĩa kho báu dưới biển Salton trị giá khoảng 540 tỷ USD.
Mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ Mỹ và tỷ phú Warren Buffett có tiềm năng tăng cường sản xuất lithium của Mỹ và mang lại lợi ích cho ngành. Đó là lý do tại sao Berkshire Hathaway Energy luôn nỗ lực hết mình. Công ty này vận hành 10 nhà máy điện địa nhiệt ở biển Salton.
Và không chỉ có Berkshire Hathaway Energy vào cuộc. Nếu Mỹ trở thành nước dẫn đầu thế giới về sản xuất lithium, điều đó có thể dẫn đến sự bùng nổ của các doanh nghiệp dựa trên lithium và có thể mang lại hàng tỷ hoặc hàng nghìn tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế Mỹ.
Theo Yahoo Finance
Nhịp Sống Thị Trường