MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Na Uy phá vỡ mọi giới hạn với kế hoạch xây hầm vượt núi cho tàu thủy đầu tiên trên thế giới

16-03-2017 - 12:02 PM | Tài chính quốc tế

Dù đã sở hữu Lærdal, đường hầm dài nhất được xây dựng sau năm 1990, Na Uy vẫn tham vọng với đường hầm cho tàu thủy đầu tiên trên thế giới, cho phép 70 tới 120 tàu đi qua mỗi ngày.


Theo BBC, đường hầm lịch sử này nhận được sự ủng hộ của công chúng trong những năm 1980. Cơ quan Quản lý Bờ biển Na Uy (NCA) cũng tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm xác định tính khả dụng của dự án. Cuối cùng, Terje Andreassen, người quản lý dự án đường hầm, cho biết, NCA sẽ trình báo cáo với Bộ giao thông Vận tải Na Uy vào tháng 5 tới.

Theo BBC, đường hầm lịch sử này nhận được sự ủng hộ của công chúng trong những năm 1980. Cơ quan Quản lý Bờ biển Na Uy (NCA) cũng tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm xác định tính khả dụng của dự án. Cuối cùng, Terje Andreassen, người quản lý dự án đường hầm, cho biết, NCA sẽ trình báo cáo với Bộ giao thông Vận tải Na Uy vào tháng 5 tới.


Nếu được thông qua, dự án đường hầm này sẽ phải được trình lên Quốc hội Na Uy để được cấp kinh phí. Việc xây dựng trên thực tế chỉ có thể diễn ra vào đầu năm 2019. Hiện tại, NCA đã làm việc với Snøhetta, công ty kiến trúc trụ sở tại Oslo, để phác thảo đường hầm dành cho tàu thủy đầu tiên trên thế giới.

Nếu được thông qua, dự án đường hầm này sẽ phải được trình lên Quốc hội Na Uy để được cấp kinh phí. Việc xây dựng trên thực tế chỉ có thể diễn ra vào đầu năm 2019. Hiện tại, NCA đã làm việc với Snøhetta, công ty kiến trúc trụ sở tại Oslo, để phác thảo đường hầm dành cho tàu thủy đầu tiên trên thế giới.


Nếu được thông qua, đường hầm xuyên núi cho tàu thủy sẽ nằm ở khu vực biển Stadhavet, nơi vốn nổi tiếng với gió mạnh và những cơn bão. Thời tiết xấu khiến việc đi lại trên biển gần như không thể, buộc các tàu chờ nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày, để đi qua an toàn.

Nếu được thông qua, đường hầm xuyên núi cho tàu thủy sẽ nằm ở khu vực biển Stadhavet, nơi vốn nổi tiếng với gió mạnh và những cơn bão. Thời tiết xấu khiến việc đi lại trên biển gần như không thể, buộc các tàu chờ nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày, để đi qua an toàn.


Sự ra đời của đường hầm với tên gọi là Stad sẽ giúp việc đi lại trở nên thuận tiện hơn. Theo đó, từ phía bắc, tàu có thể đi qua đường hầm nằm gần thị trấn Selje. Từ phía nam, đầu vào sẽ nằm ở vịnh Molde. NCA ước tính hầm dài 11,2 km, cho phép 70 tới 120 tàu đi qua mỗi ngày. Hầm cao 45 m và rộng 36 m.

Sự ra đời của đường hầm với tên gọi là Stad sẽ giúp việc đi lại trở nên thuận tiện hơn. Theo đó, từ phía bắc, tàu có thể đi qua đường hầm nằm gần thị trấn Selje. Từ phía nam, đầu vào sẽ nằm ở vịnh Molde. NCA ước tính hầm dài 11,2 km, cho phép 70 tới 120 tàu đi qua mỗi ngày. Hầm cao 45 m và rộng 36 m.


Nhiều loại tàu có thể đi qua hầm, bao gồm phà nhỏ. Đây vốn là những phương tiện không thể đi qua biển Stadhavet khi thời tiết xấu.

Nhiều loại tàu có thể đi qua hầm, bao gồm phà nhỏ. Đây vốn là những phương tiện không thể đi qua biển Stadhavet khi thời tiết xấu.


Nếu dự án được thông qua, người ta cần khoan núi đá để tạo ra đường hầm cho các loại tàu.

Nếu dự án được thông qua, người ta cần khoan núi đá để tạo ra đường hầm cho các loại tàu.


Đây sẽ là đường hầm dành cho tàu thủy đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, giá thành của nó cũng sẽ không rẻ. NCA ước tính, việc xây dựng sẽ ngốn 2,3 tỷ NOK, tương đương 267 triệu USD.

Đây sẽ là đường hầm dành cho tàu thủy đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, giá thành của nó cũng sẽ không rẻ. NCA ước tính, việc xây dựng sẽ ngốn 2,3 tỷ NOK, tương đương 267 triệu USD.

Linh Anh

Business Insider

Trở lên trên