Nắm 1/10 sản lượng toàn cầu, Việt Nam vẫn liên tục tăng mua loại nguyên liệu quý này từ Campuchia - 5 tháng đã chi hơn 200 triệu đô
Campuchia chính là nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam ở loại cây bạc tỷ này.
- 19-06-2024Siêu thực phẩm của Việt Nam được liên tục săn lùng: Thu gần 400 triệu trong 5 tháng, hơn 80 quốc gia khác 'đặt gạch' mua hàng
- 18-06-2024“Bảo bối” công nghệ từ Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm thứ 2 của thế giới: Thu hơn 22 tỷ USD kể từ đầu năm, 3 cường quốc của thế giới đều là khách ruột
- 17-06-2024Ấn Độ cấm xuất khẩu, một quốc gia có diện tích gấp 2 lần Việt Nam bất ngờ trở thành 'thủ phủ' gạo mới của thế giới, cung cấp hơn 5 triệu tấn ra thị trường toàn cầu
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu cao su về Việt Nam trong tháng 5 đạt 135.348 tấn với trị giá đạt hơn 214 triệu USD, tăng 27,7% về lượng và tăng 26% về trị giá so với tháng trước đó. Lũy kế 5 tháng đầu năm sản lượng nhập khẩu cao su đạt 638.548 tấn với trị giá hơn 946 triệu USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Giá nhập khẩu bình quân đạt 1.484 USD/tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Xét về thị trường, cao su về Việt Nam có nguồn gốc lớn nhất từ Campuchia với 248.955 tấn trong 5 tháng đầu năm, trị giá đạt hơn 290 triệu USD, giảm 14% về lượng và giảm 0,12% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Giá nhập khẩu ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm trước với mức tăng 16%, đạt 1.115 USD/tấn.
Đứng thứ 2 trong số các nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với 76.415 tấn, trị giá đạt hơn 145 triệu USD, tăng mạnh 44% về cả lượng lẫn trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu đạt 1.901 USD/tấn, tăng nhẹ 0,5% so với cùng kỳ.
Hàn Quốc là nhà cung cấp cao su lớn thứ 3 của Việt Nam với 69.942 tấn, trị giá đạt hơn 118 triệu USD, tăng 35% về lượng và tăng 26% về trị giá so với 5T/2023. Giá nhập khẩu đạt 1.699 USD/tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều xuất khẩu, nước ta thu về hơn 859 triệu USD với sản lượng đạt 572.284 tấn, giảm 2,4% về lượng nhưng tăng 6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 99,5% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước.
Trong tháng 5, giá cao su ghi nhận mức tăng mạnh bởi lo ngại về nguồn cung trên toàn thế giới. Sản lượng tại Thái Lan và Trung Quốc bắt đầu bị ảnh hưởng bởi thời tiết không thuận lợi. Tuy nhiên, sản lượng đã bắt đầu tăng tại các vùng sản xuất cao su ở phía Đông Bắc Thái Lan và Việt Nam. Việt Nam cũng là nước đứng thứ ba về cung cao su thiên nhiên, chiếm khoảng 11,7% tổng lượng cao su thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan 33,2% và Indonesia 27,2%. Năng suất bình quân của cao su Việt Nam đạt 1.682 kg/ha, đứng thứ nhất châu Á.
Đối với ngành cao su của Campuchia, quốc gia này đã thu được 121 triệu USD từ xuất khẩu các mặt hàng cao su trong tháng đầu năm 2024, tăng 123,5% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu thương mại mới nhất của Tổng cục Hải quan và Thuế gián thu (GDCE) trực thuộc Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia.
Dữ liệu chỉ ra rằng xu hướng tăng xuất khẩu cao su của Campuchia bắt đầu từ nửa cuối năm 2022, tiếp tục trong cả năm ngoái và kéo dài đến tháng 1 năm nay.
Năm 2023, xuất khẩu cao su và các sản phẩm từ cao su Campuchia đạt 919 triệu USD, tăng trưởng 69,6% so với năm trước. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU).
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư