“Bảo bối” công nghệ từ Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm thứ 2 của thế giới: Thu hơn 22 tỷ USD kể từ đầu năm, 3 cường quốc của thế giới đều là khách ruột
Vượt qua Hàn Quốc, Ấn Độ, hiện Việt Nam đã chính thức trở thành ông trùm đứng thứ 2 trên thị trường thế giới.
- 17-06-2024Ấn Độ cấm xuất khẩu, một quốc gia có diện tích gấp 2 lần Việt Nam bất ngờ trở thành 'thủ phủ' gạo mới của thế giới, cung cấp hơn 5 triệu tấn ra thị trường toàn cầu
- 15-06-2024Loại cây tưởng bình thường nhưng đang thành của quý đưa Việt Nam trở thành 1 trong 2 'ông trùm' của thế giới: Thu nửa tỷ USD kể từ đầu năm, từ gốc đến ngọn đều được các cường quốc săn lùng
- 08-04-2024Một mặt hàng của Việt Nam được 3 cường quốc Mỹ - Trung - Nhật Bản ra sức 'tranh giành': thu về hơn 5 tỷ USD trong 2 tháng, Nga cũng tăng nhập khẩu gấp 2,5 lần
Mặt hàng điện thoại và linh kiện được coi là kho báu tỷ đô mới nổi của Việt Nam khi đưa nước ta trở thành nhà xuất khẩu đứng thứ 2 của thế giới. Kể từ năm 2022, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu điện thoại thông minh chỉ sau Trung Quốc với hơn 13% thị phần trên toàn cầu.
Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam qua từng năm. Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ năm 2010 chỉ đạt 2,3 tỷ USD nhưng đến năm 2023, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đã thu về hơn 52,3 tỷ USD. Đây cũng là mặt hàng có trị giá xuất khẩu cao thứ 2 trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, chỉ sau máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam trong tháng 5 đạt hơ 4,2 tỷ USD, tăng 7,4% so với tháng 4/2024. Lũy kế 5 tháng đầu năm mặt hàng này đã thu về hơn 22,4 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Xét về thị trường, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của mặt hàng này với hơn 4,68 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm trước. Ngoại trừ Trung Quốc, các thị trường chủ đạo của điện thoại và linh kiện đều đang tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, lần lượt là Mỹ, Hàn Quốc và Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất.
Cụ thể, Mỹ là khách hàng lớn thứ 2 với hơn 4,62 tỷ USD, tăng mạnh 28,3% so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc là thị trường lớn thứ 3 với hơn 1,4 tỷ USD, tăng 10% so với 5T/2024. Đáng chú ý các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất chứng kiến mức tăng lên đến 57%, đạt hơn 1,4 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm.
Sự trỗi dậy đáng kinh ngạc của Việt Nam có thể là do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thị trường điện thoại thông minh ở Mỹ, nước nhập khẩu điện thoại di động lớn nhất. Từ năm 2018 đến năm 2022, thị phần của Việt Nam trong nhập khẩu điện thoại thông minh từ Mỹ đã tăng gấp đôi từ 9% lên 18%.
Các chuyên gia dự báo trong năm 2024, thị trường smartphone toàn cầu sẽ lạc quan hơn, ước tính 1,17 tỷ chiếc điện thoại thông minh sẽ được bán ra thị trường và sẽ xuất hiện điện thoại tích hợp các công nghệ AI, VR cùng sự cạnh tranh gay gắt của 2 ông lớn là Apple và Samsung.
Theo các chuyên gia, để mặt hàng điện thoại và linh kiện có thể vươn xa hơn nữa trên thị trường quốc tế, cần có kế hoạch phát triển dài hạn, xem xét ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp; hỗ trợ cho các công đoạn nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm sản phẩm và chương trình xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó cần rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt Nam, thực hiện những giải pháp nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư