Một loại gia vị đắt thứ 3 thế giới nhưng Việt Nam có rất nhiều: Trồng trên 3 năm mới được thu hoạch, Mỹ, Hà Lan đua nhau săn lùng
Nước ta đã thu về hơn 20 triệu USD sau 9 tháng nhờ loại gia vị đắt thứ 3 thế giới này.
- 07-10-2024Loại cây gia vị đắt thứ 3 thế giới: Thu hoạch cần công phu, Việt Nam trồng rất nhiều
- 04-09-2024Cùng với hạt tiêu, cà phê, Ấn Độ liên tục lùng mua loại cây gia vị lâu đời của Việt Nam, thu về trăm triệu USD từ đầu năm
- 20-08-2024Một loại cây lấy vỏ đưa Việt Nam trở thành ông trùm mặt hàng đặc biệt này của thế giới: VN trồng hơn 180.000 ha, là cây gia vị lâu đời nhất thế giới
- 14-07-2024Việt Nam nắm giữ 'gia vị tỷ đô' được Mỹ, Đức cực kỳ ưa chuộng: Giá trong nước liên tục tăng, sản lượng hàng đầu thế giới
Bạch đậu khấu là một loại gia vị đắt đỏ thứ 3 trên thế giới, đứng sau nhụy hoa nghệ tây và vani. Đáng chú ý loại quả này lại có rất nhiều ở Việt Nam và mang lại giá trị xuất khẩu cao.
Bạch đậu khấu là loại thảo dược mọc hoang trong tự nhiên, được tìm thấy ở Nam Mỹ, Thái Lan, Campuchia, Sri Lanka, Việt Nam,... Ở Việt Nam, bạch đậu khấu mọc tự nhiên và được trồng chủ yếu ở các khu vực có khí hậu mát lạnh như Cao Bằng và Lào Cai.
Theo số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VASEP), xuất khẩu nhóm hàng Bạch đậu khấu – Nhục đậu khấu (BĐK-NĐK) của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm đạt 2.501 tấn, kim ngạch đạt hơn 20 triệu USD, giảm 4,8% về sản lượng nhưng tăng 3,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.
Xét về thị trường, Hà Lan, Mỹ và Anh là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng này của Việt Nam với thị phần lần lượt là 31%, 15% và 11.2%.
Nedspice và Olam là 2 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất trong 9 tháng đầu năm.
Trước đó trong năm 2023, nước ta đã xuất khẩu 3.551 tấn, thu về 27,4 triệu USD. Hà Lan, Trung Quốc và Mỹ là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất với sản lượng đạt lần lượt 923 tấn, 756 tấn và 484 tấn.
Là loài thảo dược mọc hoang trong tự nhiên, loại cây này cao khoảng 2-3m, sống lâu năm. Rễ mọc bò, lá mọc thành 2 dãy. Cụm hoa mọc thành bông, hoa màu trắng. Quả bạch đậu khấu có hình cầu và vỏ nhăn, còn được gọi là khấu mễ (khấu nhân), chứa từ 20-30 hạt, mùi thơm vị cay.
Hoa và quả bạch đậu khấu là những bộ phận được sử dụng làm dược liệu. Trong đó, quả được thu hái ở những cây có tuổi đời ít nhất 3 năm tuổi trở lên ở giai đoạn chuyển từ màu xanh sang màu vàng, thời điểm thu hái thích hợp là mùa thu. Sau khi thu hái đem phơi khô trong bóng râm và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Nhục đậu khấu (ở một số địa phương còn được gọi là nhục quả, ngọc quả) có tên khoa học là Myristica fragrans Hourt và thuộc họ nhục đậu khấu Myristicaceae. Đây là loại quả thuộc dòng cây thân gỗ, chúng có chiều cao lên tới 8 – 10m, cành mảnh, toàn thân cây nhẵn, lá của chúng mọc so le, xanh tươi quanh năm.
2 loại dược liệu này bên cạnh là mặt hàng xuất khẩu còn có nhiều công dụng trong sức khỏe như giúp tăng cường nhu động ruột, tăng tiết dịch vị, ngăn tình trạng ruột lên men không bình thường và chống buồn nôn. Bên cạnh đó, nó còn giúp chống nấm, hạ sốt, giãn cơ trơn, hạ huyết áp ở người cao huyết áp.
Hiện tại, Việt Nam có 500.000 ha các loại cây gia vị, với khoảng 400 doanh nghiệp và hàng trăm nghìn hộ nông dân nhỏ lẻ tham gia vào hoạt động sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này. Mặc dù đứng đầu thế giới ở nhiều chủng loại, tuy nhiên các loại cây gia vị của Việt Nam mới chỉ khai thác được khoảng 40-50% tiềm năng, dư địa phát triển ngành gia vị Việt Nam còn rất lớn.
Dự kiến, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gia vị của Việt Nam đến năm 2025 có thể đạt khoảng 2 tỷ USD, với khối lượng xuất khẩu khoảng 500.000 tấn.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế chân Ấn Độ, Lào trở thành nhà cung cấp lớn thứ 3 cho Việt Nam loại nguyên liệu cực quan trọng này - là thứ nước ta có diện tích trồng top 30 thế giới vẫn phải chi tỷ USD nhập khẩu
- Thu 1 tỷ USD/tháng, 'kho báu dưới nước' đưa Việt Nam thành 'ông trùm' đứng thứ 3 thế giới: Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc mạnh tay săn lùng
- Bị Trung Quốc hạn chế, Nhật Bản sốt sắng tìm đến một báu vật của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 300%, thu về hàng chục triệu USD
- Lào, Trung Quốc mê mệt loại quả 'nhỏ nhưng có võ' này: Việt Nam sở hữu 2 vựa khổng lồ, sản lượng mỗi năm hàng trăm nghìn tấn
- Loại củ Việt Nam có rất nhiều nhưng lại hiếm có khó tìm trên thế giới: Thu về gần 45 triệu USD trong 9 tháng, Ấn Độ liên tục săn lùng