Năm 2018 các trạm thu phí BOT thu hơn 12.000 tỉ đồng
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có tổng kết về doanh thu của các dự án BOT trên toàn quốc báo cáo Bộ Giao thông Vận tải. Theo đó, trong năm 2018 cả nước có 57 dự án BOT giao thông đã khai thác với doanh thu gần 12.200 tỉ đồng.
- 12-02-2019VEC "trần tình" về doanh thu trạm thu phí Dầu Giây sau vụ cướp 2,2 tỉ đồng
- 12-06-2018Trả lại tên trạm thu phí: Cục nói đợi quy trình, Bộ nói thực hiện ngay
- 09-06-2018Tổng cục Đường bộ đề xuất dùng lại tên "trạm thu phí" BOT
Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ, tổng số tiền thu phí sử dụng đường bộ năm 2018 tại 57 dự án BOT, với hơn 60 trạm thu phí trên cả nước là gần 12.200 tỉ đồng. Tổng doanh thu này chưa tính đến doanh thu của các tuyến cao tốc.
Trong các dự án BOT, dự án có doanh thu lớn nhất năm 2018 là "Dự án mở rộng Quốc lộ 51" với 730 tỉ đồng, theo sau là "Dự án nâng cấp tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ" hơn 700 tỉ đồng.
Doanh thu lớn tiếp theo thuộc về Dự án xây dựng cầu Đồng Nai mới gần 600 tỉ đồng, dự án nâng cấp QL1 Hà Nội - Bắc Giang gần 500 tỉ đồng, dự án mở rộng QL1 đoạn Phan Thiết - Đồng Nai 340 tỉ đồng, dự án mở rộng QL 1 đoạn Vinh - Bến Thủy hơn 320 tỉ đồng,...
BOT có doanh thu thấp nhất là BOT Thái Nguyên - Chợ Mới gần 23 tỉ đồng.
Doanh thu của 57 dự án BOT giao thông nói trên chưa bao gồm các BOT đường cao tốc: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, Đà Nẵng - Quảng Ngãi của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và cũng chưa có doanh thu của cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cao tốc TPHCM - Trung Lương.
Lao động