Năm 2020 Top One lỗ lớn 88 tỷ đồng, tiếp tục bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến
Tại BCTC 2020 kiểm toán còn đưa ra ý kiến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Top One.
CTCP Phân phối Top One (UPCoM: TOP) đã công bố BCTC kiểm toán năm 2020 với khoản lỗ lớn 88 tỷ đồng và bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến.
Cụ thể kết thúc năm 2020, TOP ghi nhận hơn 5 tỷ đồng doanh thu thuần giảm mạnh so với con số gần 30 tỷ đồng của năm 2019, kinh doanh dưới giá vốn khiến TOP lỗ gộp 1,8 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng mạnh từ hơn 26 triệu đồng lên hơn 84 tỷ đồng trong năm 2020 là nguyên nhân khiến TOP chịu lỗ sau thuế gần 88 tỷ đồng trong khi năm 2019 chỉ lỗ 2,7 tỷ đồng.
Theo thuyết minh BCTC 2020 thì chi phí tài chính tăng cao đến từ việc thoái một phần vốn của CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Hà Giang.
Đáng chú ý kiểm toán đã đưa ra hàng loạt cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC năm 2020 của TOP trong đó liên quan đến khoản chuyển nhượng 47% VĐL tại Lâm nông sản Thực phẩm Hà Giang dẫn đến khoản lỗ tài chính TOP ghi nhận trong năm là hơn 84 tỷ đồng tuy nhiên kiểm toán viên không thể xác định được giá trị hợp lý của công ty này.
Tiếp đó tại thời điểm 31/12/2020 TOP chưa thực hiện trích lập dự phòng giảm giá đối với khoản đầu tư tại Lâm Nông sản Thực phẩm Hà Giang, nếu tạm xác định theo giá giao dịch chuyển nhượng gần nhất là 32.000 đ/CP thì giá trị khoản đầu tư cần phải trích dự phòng giảm giá là hơn 86 tỷ đồng.
Bên cạnh đó TOP sử dụng hơn 48% VĐL để đầu tư vào LNS TP Hà Giang do kỳ vọng vào dự án trồng rừng kinh tế kết hợp chăn nuôi động vật dưới tán rừng, dự án đã được UBND tỉnh Hà Giang chấp thuận chủ trương chuyển nhượng và điều chỉnh dự án từ 6/2017; đồng thời các khoản góp vốn vào Chăn nuôi Hà Giang 1 và Chăn nuôi Hà Giang 2 với cùng số tiền là hơn 17 tỷ đồng. Tuy nhiên đến thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán viên chưa được tiếp cận các hồ sơ liên quan đến các dự án này. Do đó KTV không đưa ra ý kiến về đánh giá đối với giá trị của các khoản đầu tư này của TOP trên BCTC 2020.
Cuối cùng KTV cho rằng doanh thu và lợi nhuận gộp của công ty năm 2020 sụt giảm nghiêm trọng so với 2019, giá vốn hàng bán trong năm cao hơn so với doanh thu bán hàng dẫn tới lợi nhuận gộp bị âm. Những sự kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Đáng chú ý trước đó, tại báo cáo tài chính 2019, TOP cũng bị một công ty kiểm toán khác là CPA Việt Nam từ chối đưa ra ý kiến với nhiều vấn đề liên quan đến công nợ phải thu, chuyển nhượng cổ phần, góp vốn.
Top One được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 03 năm 2013 với vốn điều lệ hiện là hơn 253 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh khi đó là phân phối các sản phẩm của Công ty cổ phần nước giải khát Tribeco, công ty Cà phê Trung Nguyên, Công ty Cổ phần chè Kim Anh...Tuy nhiên sau đó Top One đã liên tục mở rộng hoạt động đầu tư với các dự án nhiều kỳ vọng và tăng mạnh vốn điều lệ từ mức 3 tỷ đồng ban đầu thành lập lên mức 253 tỷ đồng như hiện nay.
Top One đã có không ít "tai tiếng" kể từ khi lên sàn Upcom năm 2015 với những biến động "dị thường" của cổ phiếu, cũng như những vụ việc xử phạt vi phạm thuế. Theo đó, cổ phiếu này sau vài phiên chào sàn tăng trần liên tục và tạo đỉnh tại vùng 17.000 đồng/cp đã liên tục điều chỉnh. Kết thúc phiên giao dịch 19/2/2021, thị giá TOP chỉ còn vỏn vẹn 600 đồng/cp, mức giá chỉ mua được…cọng hành.
Doanh Nghiệp Tiếp Thị
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Doanh nghiệp tang lễ duy nhất trên sàn: Doanh thu đều đặn trăm tỷ với cổ tức 16%/năm, hệ số PE chưa đến 2 lần
- KQKD năm 2020: Bất chấp khó khăn, các doanh nghiệp nhóm ngành bảo hiểm vẫn lãi lớn
- Bức tranh ngành phân bón năm 2020: Bất ngờ với nhiều doanh nghiệp lãi lớn
- Những cổ phiếu “đắt xắt ra miếng” trên TTCK Việt Nam
- Trải qua một năm gian khó bởi Covid-19, doanh nghiệp dệt may sẽ trở lại mạnh mẽ trong năm 2021?