Năm 2025 nhất định phải loại bỏ 6 kiểu chi tiêu ‘‘vô bổ’’: Dù không dư giả vẫn sống nhẹ nhàng, có tiền đầu tư cho việc lớn
Có 6 lý do chính khiến một người không thể tiết kiệm được tiền cho dù thu nhập ngày một tăng cao.
- 13-01-2025Người phụ nữ gửi tiết kiệm 6,9 tỷ đồng, sau 2 năm số dư chỉ còn 0 đồng, tòa tuyên bố: “Ngân hàng chỉ phải chịu 20% trách nhiệm”
- 12-01-2025Mẹ 1 con ở Đà Nẵng bật mí 10 bí quyết tiết kiệm tiền đáng học trong năm 2025
- 09-01-2025Ông lão gửi tiết kiệm 103 tỷ đồng, sau 1 năm phát hiện tài khoản 0 đồng dù chưa từng rút tiền: Ngân hàng khẳng định ‘‘chính ông là người tất toán’’
- 09-01-2025Vợ chồng Hà Nội tiết kiệm được 12 triệu/tháng, còn dư tiền mua bảo hiểm thế nào?
Chỉ còn vài tuần nữa là năm 2024 sẽ chính thức khép lại. Nhìn lại một năm đã qua, bạn thấy bản thân đã đạt được bao nhiêu phần trăm mục tiêu tiết kiệm của bản thân? Nếu thành quả không như bản thân mong đợi, bạn cũng đừng buồn. Bởi suy cho cùng, tiết kiệm tiền không phải là điều có thể dễ dàng đạt được trong một sớm một chiều, mà là thành quả của quá trình tích lũy từng chút một.
Vậy thì bắt đầu từ năm Ất Tỵ 2025, bạn hãy học cách thay đổi thói quen chi tiêu của bản thân. Ví dụ như giảm tần suất mua sắm theo trend, ăn uống bên ngoài,... và tăng số buổi nấu ăn tại nhà hay chỉ sắm sửa những thứ thực sự cần thiết.
Trên thực tế, việc tiết kiệm tiền không khó như bạn nghĩ. Chỉ cần bạn bỏ được 4 thói quen tiêu dùng này thì thói quen tưởng chừng khó nhằn này bỗng trở nên đơn giản và ‘‘dễ thở’’ đến bất ngờ:
1. Thay đổi cách chi tiêu trước khi tiết kiệm
Một trong những ‘‘thủ phạm’’ chính khiến nhiều người không thể tiết kiệm tiền đó là không có tư duy chi tiêu hợp lý. Ví dụ, dù chưa nhận được lương, bạn đã nảy ra những ý tưởng tiêu xài và mua sắm cho bản thân. Đây được coi là thói quen ‘‘tiêu trước, tiết kiệm sau’’. Nếu cứ tiếp diễn liên tục, bản thân bạn rất dễ rơi vào trạng thái kiệt quệ tài chính, mất kiểm soát chi tiêu và cuối cùng là luẩn quẩn trong vòng xoáy nợ nần.
Vì vậy, nếu muốn tiết kiệm tiền một cách hiệu quả, các chuyên gia tài chính luôn khuyên bạn nên “tiết kiệm trước và chi tiêu sau”. Khi nhận lương, hãy chuyển ngay số tiền cố định vào tài khoản tiết kiệm của bản thân và chỉ sử dụng chúng trong trường hợp khẩn cấp, bất khả kháng.
Bằng cách này, việc tiết kiệm sẽ trở thành thói quen của mỗi người. Từ đó, lượng tài sản tích lũy được sẽ ngày một nhiều.
2. Từ bỏ những mối quan hệ vô ích
Một nhà văn từng nói: "Không cần thiết phải cho quá nhiều người bước vào cuộc đời mình". Câu này muốn bạn hiểu rằng các mối quan hệ xã hội vô nghĩa không chỉ khiến bản thân mệt mỏi, thời gian mà còn tiêu tốn nhiều tiền bạc.
Thực tế, có người lại thích tổ chức tiệc tùng, chiêu đãi ăn uống, sẵn sàng chi tiền để cố gắng làm hài lòng mọi người. Nhưng phần lớn các mối quan hệ xã hội này đều không có ý nghĩa, thậm chí còn khiến bạn ngày càng nghèo đi.
Thay vì dành thời gian và tiền bạc cho những tương tác xã hội vô nghĩa này, tốt hơn hết, bạn nên tập trung vào việc cải thiện bản thân và dành thời gian đọc sách, học hỏi để bản thân trở nên có giá trị hơn.
Và bạn sẽ thấy rằng, bằng cách giảm bớt những tương tác xã hội không hiệu quả này, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
3. Cho vay tiền bừa bãi
Khi cho một người vay tiền, bạn phải thận trọng, hoặc bạn sẽ cảm thấy buồn hoặc bạn sẽ bị tổn thương.
Hơn nữa, trong môi trường hiện tại, việc kiếm tiền ngày càng trở nên khó khăn và thách thức hơn bao giờ hết. Một khi đã cho vay số tiền vất vả kiếm được, việc lấy lại không hề đơn giản như lúc cho đi, thậm chí còn gây thiệt thòi cho chính mình. Vì vậy, lời khuyên chân thành của các chuyên gia là không nên cho vay tiền một cách bừa bãi trừ khi bạn không có ý định lấy lại.
4. Lười tiết kiệm ‘‘tiền nhỏ’’
Đối với những người bình thường như chúng ta, việc tiết kiệm tiền nên bắt đầu từ những số tiền nhỏ. Tuy nhiên, không ít người lại có tâm lý lười tích góp từ những thứ nhỏ nhặt. Họ cho rằng chỉ những người giàu mới nên tiết kiệm.
Tâm lý ‘‘coi thường’’ những số tiền nhỏ này chính là lý do vì sao kế hoạch tiết kiệm của họ mãi không thể thực hiện. Những khoản tiền nhỏ tưởng chừng như không đáng kể này, khi cộng lại sẽ trở thành một khoản chi phí lớn. Chúng có thể khiến bạn cảm thấy hối hận khi đã chi tiêu một cách bừa bãi và không có kế hoạch.
(Theo Sohu)
Đời Sống Pháp Luật