Người phụ nữ gửi tiết kiệm 6,9 tỷ đồng, sau 2 năm số dư chỉ còn 0 đồng, tòa tuyên bố: “Ngân hàng chỉ phải chịu 20% trách nhiệm”
Sau một thời gian gửi tiền tại ngân hàng, người phụ nữ Trung Quốc tá hỏa khi phát hiện tài khoản của mình chỉ còn 0 đồng.
- 09-01-2025Ông lão gửi tiết kiệm 103 tỷ đồng, sau 1 năm phát hiện tài khoản 0 đồng dù chưa từng rút tiền: Ngân hàng khẳng định ‘‘chính ông là người tất toán’’
- 07-01-2025Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3,4 tỷ đồng, 5 năm sau còn 0 đồng lại bị tố lừa đảo, tòa án phán quyết: Ngân hàng phải chịu 100% trách nhiệm
- 05-01-2025Khách mang hơn 8,6 tỷ đồng tiền đền bù đất đi gửi tiết kiệm, sau 1 năm không còn đồng nào: Tòa án và cảnh sát xác nhận “ngân hàng không phải chịu trách nhiệm”
Năm 2022, cô Tôn ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, quyết định đem 2 triệu NDT (hơn 6,9 tỷ đồng) đến một ngân hàng ở trên địa bàn để gửi tiết kiệm. Tại đây, người phụ nữ này được nam nhân viên họ Trần giới thiệu một gói tiết kiệm với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Người này cho biết nếu tham gia, cô Tôn sẽ được hưởng khoản lãi vô cùng lớn. Quyết không để lỡ cơ hội này, cô Tôn đã giao tiền và CCCD của mình cho anh Trần mở tài khoản tiết kiệm.
2 năm sau đó, cô Tôn vui vẻ đến đến ngân hàng rút tiền. Tuy nhiên, thay vì nhận được một khoản tiền lớn như dự tính, người phụ nữ này lại được nhân viên thông báo rằng: “Tài khoản của cô không có đồng nào.”
Nghe câu trả lời của nhân viên ngân hàng, cô Tôn gần như chết lặng. Sau khi nhờ cảnh sát địa phương can thiệp điều tra, người phụ nữ này biết được toàn bộ số tiền của mình đã bị nhân viên Trần chuyển hết sang tài khoản của anh ta. Tuy nhiên, sau khi thực hiện hành vi trên, nam nhân viên này cũng đã nghỉ việc, không rõ tung tích.
Không chấp nhận được việc mình bị mất tiền, cô Tôn đã kiện ngân hàng ra tòa án địa phương vì cho rằng đơn vị này không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là mình. Đồng thời yêu cầu ngân hàng phải bồi thường cho cô số tiền bị mất theo quy định của pháp luật Trung Quốc.
Toà án địa phương sau khi xem xét vụ án đã đưa ra phán quyết yêu cầu phía ngân hàng phải trả lại toàn bộ tiền gốc và tiền lãi cho cô Tôn. Tuy nhiên, phía ngân hàng không đồng tình với phán quyết của tòa án địa phương nên đã kháng cáo lên tòa án cấp cao.
Sau khi xem xét vụ án, toà án cấp cao chỉ rõ: Thứ nhất, việc cô Tôn mở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng có nghĩa là 2 bên đã hình thành mối quan hệ hợp đồng tiền gửi tiết kiệm. Trong vụ việc này, ngân hàng với tư cách là một tổ chức tài chính cần có trách nhiệm và nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho tiền gửi của khách hàng. Do đó, đơn vị này phải nhận một phần trách nhiệm.
Thứ hai, với tư cách là người gửi tiền, cô Tôn cũng phải có nghĩa vụ bảo mật thông tin tài khoản của mình. Tuy nhiên, người phụ nữ này lại chủ động cung cấp thông tin cá nhân và mật khẩu cho anh Trần, nhân viên của ngân hàng liên quan, từ đó gây ra thất thoát không đáng có. Do đó, cô Tôn cũng phải có trách nghiệm tương ứng.
Dựa vào 2 điều trên, toà án cấp cao đã ra phán quyết hủy bản án sơ thẩm và bác bỏ mọi yêu cầu của cô Tôn. Người phụ nữ này không chấp nhận kết quả trên nên đã nộp đơn xin xét xử lại.
Sau khi xem xét lại vụ án, tòa án cấp cao cho rằng với tư cách là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, cô Tôn có thể nhận thức được những hậu quả có thể xảy ra khi giao CCCD, tài khoản ngân hàng cho người khác nên cô phải chịu trách nhiệm chính về việc mất tiền. Cuối cùng, tòa án cao cấp ra phán quyết rằng trong vụ việc này, ngân hàng chỉ phải chịu 20% trách nhiệm bồi thường, tức 400.000 NDT (hơn 1,3 tỷ đồng) và lãi suất tiền gửi tương ứng, đồng thời bác bỏ các yêu cầu khác của cô Tôn.
Qua vụ việc này, tòa án Trung Quốc cũng khuyên khách hàng nên chọn những ngân hàng có uy tín để gửi tiền, đồng thời đề cao cảnh giác trước những lời chào mời lãi suất cao từ phía các cá nhân, tổ chức bất minh để tránh bị lợi dụng hoặc sập bẫy lừa đảo.
Theo Sohu
Đời sống và Pháp luật