Nắm bắt 10 biểu hiện của người thích đóng vai nạn nhân để không bị họ thao túng tâm lý
Người thích đóng vai nạn nhân ít mở lòng đón nhận những nhận xét hoặc đứng trên phương diện cầu thị.
- 08-12-2022Một ngành kinh doanh "béo bở" mới nổi lên ở Châu Phi: Mua thứ bị bỏ đi ở Trung Quốc rồi biến thành "vàng đen" bán lại để kiếm lời, an toàn cho môi trường
- 08-12-2022Cuộc đời đầy nước mắt của mẹ Ronaldo: Từng muốn chạy trốn khỏi chính căn nhà của mình, dành dụm từng đồng để nuôi đam mê của con
- 07-12-2022Ngoài Ronaldo và Messi, World Cup 2022 còn có những con số 'biết nói'
- 01-12-2022Gia đình 4 người nghỉ phép nửa tháng, chi 30.000 USD đi từ Brazil đến Qatar để xem World Cup nhưng phải ở trên tàu du lịch vì một lý do
- 30-11-2022Tỷ phú Bill Gates tiết lộ từng uống 'nước từ chất thải'
- 28-11-20225 bài học kiếm tiền triệu phú đầu tư bất động sản dạy con: Đừng mong giàu có sau một đêm
Những người đóng vai nạn nhân thường bộc lộ nhiều cảm xúc tiêu cực, tin rằng vấn đề của họ là do người khác gây ra chứ không phải bản thân. Họ tin chắc rằng hành vi của mình không liên quan đến việc giải quyết vấn đề, vì vậy họ cảm thấy hoàn toàn bất lực.
Chúng ta có thể giao tiếp với họ hàng ngày, đồng cảm và muốn giúp đỡ. Nhưng trong tình huống không ngờ đến, chúng ta có thể bị họ thao túng tâm lý.
Bạn có nghĩ rằng họ xấu xa đến mức để chúng ta đoạn tuyệt quan hệ không? Đương nhiên kiểu người thích đóng vai nạn nhân không đến nỗi như vậy, nhưng khi mối quan hệ thân thiết đòi hỏi sự tin tưởng lẫn nhau, bạn sẽ cảm thấy bị mệt mỏi và thậm chí là bị phản bội. Điều này thật sự quá mức tổn thương!
Nếu cảm thấy một người có 1 trong 10 biểu hiện dưới đây, hãy thận trọng vì đối phương có thể mang tâm lý đóng vai nạn nhân:
1. Cảm thấy buồn thương cho chính mình
Thế giới thật tàn nhẫn và họ quá mong manh, không thể thay đổi bất cứ điều gì. Đây là cách người thích đóng vai nạn nhân nhìn nhận bản thân và cố gắng miêu tả điều đó với phần còn lại của thế giới.
Nhưng sự thật là, thế giới ngoài kia đầy rẫy sự phũ phàng. Song khi đối diện với điều này, họ không ngừng “buồn” cho bản thân và cố gắng khiến người khác cảm thấy như vậy. Càng nhiều người phản ứng với câu chuyện của họ, càng có nhiều người thích đóng vai nạn nhân và mắc kẹt trong vai diễn này.
2. Thao túng
Người thích đóng vai nạn nhân thích tỏ ra bất lực để có được sự đồng cảm và ủng hộ của bạn. Điều này cho phép họ chơi đùa với cảm xúc và thao túng bạn. Đồng thời, họ cũng khiến bạn cảm thấy tội lỗi về những điều mà bạn từng làm với họ. Cuối cùng, họ làm điều đó chỉ để thu hút nhiều sự chú ý hơn và khiến mọi người lắng nghe họ.
3. Như “ma cà rồng” hút “dưỡng chất” tình cảm
Người đóng vai nạn nhân có thể rất thích đeo bám để cố gắng nhờ người khác giúp họ giải quyết vấn đề. Họ tạo ra hình tượng với cái mác của một người cần sự trợ giúp, từ chối chịu trách nhiệm với tất cả và cuối cùng, hoàn toàn phụ thuộc vào những người xung quanh. Ở bên họ trong một thời gian, bạn dường như cảm thấy sự kiên nhẫn, năng lượng và cảm xúc của mình đang bị rút cạn.
4. Cuộc sống bị trì trệ
Vì người thích đóng vai nạn nhân thường tin rằng bản thân bị bất lực trong giải quyết vấn đề, nên họ không nỗ lực cải thiện cuộc sống. Về cơ bản, họ bị giậm chân tại chỗ và mắc kẹt với hiện tại. Tệ hơn nữa, họ luôn có vô vàn lý do để giải thích tại sao điều này lại xảy ra với họ và bất kỳ nỗ lực nào của bạn để giúp họ đều bị dập tắt ngay từ đầu.
5. Tự tạo ra trở ngại
Kiểu người đóng vai nạn nhân không thích nghe bạn nói về hành vi hoặc thái độ của họ, cũng không thích đối mặt với sự thật rằng họ đang sống theo cách rất độc hại. Nếu điều này xảy ra, họ sẽ chọn cắt đứt liên hệ và đoạn tuyệt. Trạng thái tâm trí quá xúc động và vô lý này tạo ra rất nhiều nhầm lẫn trong mối quan hệ của họ với mọi người. Đáng buồn thay, họ không phải lúc nào cũng nhìn ra lỗi lầm của mình.
6. Khó tin tưởng người khác
Đây là kết quả vấn đề tâm lý sâu xa của người thích đóng vai nạn nhân. Họ thiếu tự tin và không tin tưởng vào chính mình. Họ áp đặt cảm xúc của mình lên những người khác và thật sự tin rằng người khác cũng giống họ: không đáng tin cậy. Thuyết phục được họ là điều vô cùng khó khăn.
7. Liên tục so sánh bản thân với người khác
Vì thiếu tự tin, họ không ngừng suy nghĩ xem mình tốt hay kém hơn người khác. Họ thường so sánh bản thân với người khác theo cách tiêu cực và cảm thấy tủi thân với sự thật phũ phàng. Quá trình nhìn nhận lại bản thân này này gây bất lợi cho cả người đóng vai nạn nhân và những người xung quanh, vì họ sẽ cố níu kéo để lấy được sự đồng cảm của thế giới. Nhưng thực tế là không ai hoàn hảo cả, tất cả chúng ta đều khiếm khuyết một thứ gì đó và điều này hoàn toàn bình thường.
8. Không hài lòng với hiện tại
Người thích đóng vai nạn nhân không xem trọng và trân quý những điều tích cực đang diễn ra trong cuộc sống. Họ không bao giờ biết đủ. Có được thứ này rồi lại muốn có thứ khác.
Họ không ngừng than vãn, tạo ra một vòng luẩn quẩn không có lối thoát. Kiểu người này thường không lạc quan và không biết tận hưởng cuộc sống và những khoảnh khắc đáng ra phải cảm thấy hạnh phúc.
9. Dễ dàng phát sinh mâu thuẫn tranh cãi
Người thích đóng vai nạn nhân ít mở lòng đón nhận những nhận xét hoặc đứng trên phương diện cầu thị. Kiểu người này xem bất cứ sự bất đồng (trong quan điểm, tư duy, cách sống… của họ) là sự xúc phạm cá nhân và quyết định đáp trả. Họ luôn cảm thấy những người xung quanh muốn làm tổn thương tinh thần họ.
10. Không muốn chịu trách nhiệm
Kiểu người thích đóng vai nạn nhân luôn xem vấn đề là của người khác. Họ luôn đổ lỗi cho người khác về thất bại và vấn đề của mình. Họ không đủ chắc chắn về bất cứ điều gì, sợ phải chịu trách nhiệm và thà đổ mọi thứ cho người khác.
Bằng cách này, họ trốn tránh cảm xúc và suy nghĩ của chính mình, để phần còn lại cho người khác.
Phụ nữ Việt Nam