Năm "con trâu" 2021, cả thế giới sẽ phải lo "kéo cày trả nợ"
Tại Mỹ, khoảng 7,7 nghìn tỷ USD nợ sẽ đáo hạn trong thời gian tới còn ở Nhật Bản là 2,9 nghìn tỷ USD. Số liệu của Bloomberg cũng cho thấy con số nợ đáo hạn tại Trung Quốc đã tăng mạnh từ 345 tỷ USD năm 2020 lên 577 tỷ USD vào năm nay.
- 30-12-2020Canh bạc sai lầm của đại gia dầu mỏ: Khiến cả đế chế sụp đổ, trở thành con nợ của 23 ngân hàng lớn, thay đổi toàn bộ ngành giao dịch hàng hóa
- 29-12-2020Nhà đầu tư Mỹ 'phút chốc' trở thành triệu phú nhờ sử dụng margin, dư nợ ký quỹ tăng cao kỷ lục
- 15-12-2020Công ty được mệnh danh là "LVMH Trung Quốc" vỡ nợ, rủi ro bao trùm thị trường tài chính
Theo hãng tin Bloomberg, những nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ phải đối mặt với khoản nợ lên tới 13 nghìn tỷ USD sau những đợt cứu trợ thị trường nhằm tránh khủng hoảng mùa dịch Covid-19.
Số liệu cho thấy 7 nền kinh tế phát triển nhất thế giới cùng một số thị trường mới nổi chủ chốt sẽ phải đối mặt hàng loạt các khoản nợ lớn đáo hạn trong ít nhất 10 năm tới. Phân tích của Bloomberg cho thấy chính phủ những nền kinh tế này sẽ phải vay nợ nhiều hơn 51% so với năm 2020 nhằm thúc đẩy tăng trưởng trở lại sau dịch.
Dẫu vậy, thông tin đáng mừng là cả ngân hàng trung ương và nhà đầu tư đều đồng tình với quyết định vay nợ lớn của chính phủ khi dịch Covid-19 tàn phá nặng nề. Việc hạ lãi suất xuống mức thấp khiến chính phủ có thể vay nợ với chi phí rẻ hơn trong khi các nhà hoạch định chính sách dễ triển khai các chương trình của mình do nhận được sự đồng tình của người dân.
Những khoản nợ đáo hạn cả gốc lẫn lãi của các nền kinh tế (nghìn tỷ USD)
"Nợ công đang tăng mạnh nhưng tôi tin rằng nỗi lo về chúng trong ngắn hạn sẽ không quá lớn", Chuyên gia Gregory Perdon của Arbuthnot Latham nhận định.
Tại Mỹ, khoảng 7,7 nghìn tỷ USD nợ sẽ đáo hạn trong thời gian tới còn ở Nhật Bản là 2,9 nghìn tỷ USD. Số liệu của Bloomberg cũng cho thấy con số nợ đáo hạn tại Trung Quốc đã tăng mạnh từ 345 tỷ USD năm 2020 lên 577 tỷ USD vào năm nay.
Tại Châu Âu, Italy là nền kinh tế sẽ gặp khó khăn nhất với 433 tỷ USD nợ công đáo hạn trong năm 2021, tiếp đến là Pháp với 348 tỷ USD, Đức là 325 tỷ USD. Xin được nhắc là không phải khoản nợ công nào cũng sẽ được đảo nợ hay gia hạn.
Dẫu vậy, việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) mua lại trái phiếu chính phủ sẽ giúp các nền kinh tế phần nào chống chọi lại được với các khoản nợ công đang bùng nổ mạnh như hiện nay.
Doanh nghiệp & Tiếp thị