Nam Định: Xây dựng chuyển đổi số nguồn nhân lực
Trong công cuộc chuyển đổi số, đào tạo nhân lực là điều kiện ưu tiên kiên quyết, tỉnh Nam Định đề ra nhiều nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực.
- 29-10-20224 trường hợp sau nếu không xuất trình CMND/CCCD gắn chip sẽ bị phạt
- 28-10-2022Số tiền bồi thường mà Elon Musk phải trả vì sa thải một loạt lãnh đạo cấp cao của Twitter là bao nhiêu?
- 27-10-2022Những người chưa đổi từ CMND/CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip cần lưu ý những điều sau
Từ thực tế…
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Nam Định : Hàng năm, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế đều tăng, bình quân giai đoạn 2005-2020 tăng 0,14%/năm. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản. Năng suất lao động giai đoạn 2005-2020 tăng bình quân 14,4%/năm.
Tuy nhiên, theo phản ánh của ngành Công Thương và Ban Quản lý các Khu Công nghiệp (KCN): Mặc dù nhiều KCN, CCN trong quy hoạch chưa đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác thu hút nhà đầu tư thứ cấp phát triển sản xuất kinh doanh đầy đủ nhưng đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh gay gắt, khan hiếm lao động cục bộ ở một số ngành nghề, lĩnh vực, nhất là trong các ngành dệt may, thủy sản và xây dựng.
Mặc dù nhiều KCN, CCN trong quy hoạch chưa đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác thu hút nhà đầu tư thứ cấp phát triển sản xuất kinh doanh đầy đủ nhưng đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh gay gắt, khan hiếm lao động cục bộ ở một số ngành nghề, lĩnh vực, nhất là trong các ngành dệt may, thủy sản và xây dựng (ảnh báo Nam Định)
Mặt khác, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thiếu lao động có chất lượng cao, có kỹ năng tay nghề. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên được xác định là do sau khi đại dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, người lao động có xu hướng quay trở lại các đô thị, vùng kinh tế lớn, trọng điểm. Nhiều lao động tại chỗ chưa được đào tạo nghề theo các yêu cầu chuyển đổi số nên không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, các chính sách thu hút, tuyển dụng của doanh nghiệp tại địa phương chưa hấp dẫn, khó thu hút được nguồn lực lao động có trình độ, năng lực cao đã làm việc ở các trung tâm công nghiệp lớn, có kinh nghiệm và kỹ năng nghề tốt.
Ngoài ra, theo phản ánh của các doanh nghiệp: Nghị quyết số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định tăng mức lương tối thiểu từ ngày 1-7-2022 bình quân 6% so với trước nhưng trên thực tế mức lương doanh nghiệp trả cho người lao động đã cao hơn mức lương tối thiểu theo quy định.
Vì vậy, việc tăng mức lương tối thiểu trên thực tế không làm tăng thêm thu nhập cho người lao động nhưng lại tạo áp lực cho doanh nghiệp do phải tăng các khoản chi phí được tính tỷ lệ theo lương trong cấu thành giá sản phẩm trong khi không thể thay đổi giá bán của các đơn hàng đã ký kết, ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất, khó khăn cho quá trình phục hồi sau dịch COVID-19 . Đặc biệt đối với những ngành có mức thâm dụng nhiều lao động như xây dựng, dệt may, da giày, thủy sản, công nghiệp…
Để thực hiện mục tiêu số hóa cho việc phát triển kinh tế, tỉnh Nam Định đã đã tập trung triển khai thực hiện các giải pháp xây dựng nền tảng thể chế cho các mô hình kinh doanh kinh tế số (ảnh báo Nam Định)
…đến xây dựng số hóa cho nguồn nhân lực
Theo ông Trần Lê Đoài - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định: Để thực hiện mục tiêu số hóa cho việc phát triển kinh tế, tỉnh Nam Định đã đã tập trung triển khai thực hiện các giải pháp xây dựng nền tảng thể chế cho các mô hình kinh doanh kinh tế số.
Theo ông Đoài, tỉnh Nam Định sẽ đầu tư xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo nguồn nhân lực từ bậc trung học phổ thông đến cao đẳng và hướng tới mục tiêu hình thành cung cấp nguồn nhân lực tốt cho doanh nghiệp. Đồng thời các ngành, các địa phương phải tăng cường phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và cách mạng công nghiệp 4.0 .
Trong đó, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội chú trọng bám sát để triển khai hiệu quả các quy định hướng dẫn hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách về liên kết, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, trong đó quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong liên kết, hợp tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao sau đào tạo.
Theo lãnh đạo tỉnh Nam Định, các cấp ngành phối hợp với ngành Thông tin và Truyền thông ứng dụng công nghệ thông tin đẩy mạnh tổ chức các phiên giao dịch việc làm, hỗ trợ người sử dụng lao động tuyển dụng bằng hình thức trực tuyến. Tổ chức các hoạt động kết nối, giao dịch việc làm có sự liên kết giữa các huyện, thành phố hoặc liên kết với các địa phương trong vùng, liên vùng hoặc trên toàn quốc. Đầu tư hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến hiện đại để trực tiếp kết nối giữa người lao động, người sử dụng lao động, không bị rào cản về không gian địa lý.
Tỉnh Nam Định đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động phát triển nguồn nhân lực phục vụ đổi mới sáng tạo và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (ảnh báo Nam Định)
Được biết, vừa qua tỉnh Nam Định đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động phát triển nguồn nhân lực phục vụ đổi mới sáng tạo và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng và hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong những ngành, lĩnh vực kinh tế trọng tâm, tiệm cận trình độ quốc tế đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong tình hình mới. Tham mưu cơ chế, chính sách thiết thực để huy động và sử dụng hiệu quả mạng lưới tri thức người Nam Định trong và ngoài nước, hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao ở nhiều cấp bậc. UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực hàng năm triển khai hoạt động hỗ trợ đào tạo, tư vấn khởi nghiệp kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp; nâng cao kỹ năng, chuyển đổi ngành, nghề cho người lao động.
Trước đó, Nam Định ký kết với tập đoàn FPT nhằm thúc đẩy lộ trình chuyển CĐS . Theo đó, Nam Định sẽ đầu tư xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo nguồn nhân lực từ bậc trung học phổ thông đến cao đẳng và hướng tới mục tiêu hình thành Trường đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, an toàn thông tin bậc đại học.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng giám đốc FPT, chương trình chuyển đổi số, lựa chọn một số lĩnh vực ưu tiên, tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT. FPT sẽ làm tốt nhất, nhanh nhất đáp lại khát vọng phát triển của tỉnh Nam Định trong hai lĩnh vực chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Diễn đàn doanh nghiệp