Nằm dưới mực nước biển, quốc gia này đang thu "quả ngọt" từ lịch sử đau thương với lũ
Biến đổi khí hậu kèm theo tình trạng nước biển dâng đang làm đau đầu cả thế giới nhưng ở Hà Lan, quốc gia với một phần lãnh thổ nằm thấp hơn mực nước biển, đây là cơ hội lớn.
- 26-05-2017Bí quyết hạnh phúc của người Hà Lan: Hãy làm công việc part-time!
- 19-05-2017Vua Hà Lan bí mật lái máy bay chở khách trong 21 năm qua
- 04-05-2017Hà Lan: Đất nước có nền kinh tế phát triển và yên bình bậc nhất thế giới, nhiều nhà tù đã phải đóng cửa vì thiếu... tù nhân
- 16-03-2017Bầu cử Hà Lan: Chủ nghĩa dân túy đã bị chặn, EU tạm ngủ yên sau mối đe dọa Nexit
- 14-03-2017Hết Brexit đến Tổng thống Donald Trump, liệu thế giới có tiếp tục bị sốc với Hà Lan?
- 27-02-2017Làm sao chỉ trong 40 năm từ những làng chài nghèo, Quảng Châu, Thâm Quyến... biến thành siêu đô thị lớn nhất thế giới, GDP lớn hơn cả Hà Lan?
Ngành kinh doanh sinh ra từ biến đổi khí hậu
Thưởng ngoạn phong cảnh trên khoang hạng nhất của một chiếc du thuyền sang trọng, Henk Ovink, nhân viên kinh doanh toàn cầu của một công ty chuyên về nước biển dâng và biến đổi khí hậu của Hà Lan, tận hưởng cuộc sống. Giống như ngành công nghiệp pho mát ở Pháp hay ô tô ở Đức, biến đổi khí hậu tạo ra một hình thức kinh doanh ở Hà Lan.
Tháng này qua tháng khác, những đoàn đại biểu từ Jakarta, Thành phố Hồ Chí Minh, New York hay New Orleans lần lượt tới thành phố cảng Rotterdam để học tập, nghiên cứu. Kết thúc chuyến đi thường là những hợp đồng thuê các công ty Hà Lan, vốn đứng đầu thế giới trong lĩnh vực máy móc kỹ thuật cao và quản lý nước.
Điều kiện tự nhiên với một phần lãnh thổ nằm dưới mực nước biển đã giúp người Hà Lan trở thành bậc thầy quản lý nước. Từ xa xưa, họ phải tìm mọi cách để bơm nước khỏi nông trang, nhà cửa. Chúng trở thành thói quen, văn hóa rồi thế mạnh của những con người nằm ở rìa lục địa châu Âu. Chình vì thế, khi niến đổi khí hậu, kéo theo nước biển dâng cao cùng những trận bão mạnh, khiến cả thế giới lo ngại, người Hà Lan lại tỏ ra khá ung dung trước nó.
Phần lớn thành phố Rotterdam của Hà Lan nằm dưới mực nước biển. Ảnh:
Từ hệ tư tưởng của người Hà Lan, biến đổi khí hậu không phải một giả thuyết hay sự kéo tụt nền kinh tế mà là cơ hội. Trong khi chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Hiệp định Paris, Hà Lan lại đang đóng vai trò tiên phong cho các biện pháp đối phó với mối đe dọa có thể nhấn chìm nhiều thành phố trên khắp các châu lục xuống đáy biển.
Sống chung với lũ thay vì chống lại Mẹ thiên nhiên
Về bản chất, các thành phố nên học cách chứa nước ở mọi nơi, mọi chỗ có thể thay vì hy vọng chinh phục được Mẹ thiên nhiên. Theo đó, nên học cách sống chung với nước hơn là chiến đấu và đánh bại nó. Người Hà Lan xây hồ, nhà để xe, công viên và trung tâm thương mại nhằm tạo ra những tiện nghi cho đời sống hàng ngày nhưng cũng để tăng gấp đôi diện tích chứa nước khi nước tràn vào.
Thông điệp thích ứng với những thay đổi của thiên nhiên cũng là điều mà người Hà Lan muôn nói với cả thế giới. Trong đợt tư vấn cho Bangladesh, các chuyên gia Hà Lan đã chỉ ra cách xây những khu hầm trú ẩn và đường sơ tán khẩn cấp nhằm giảm tới mức tối thiểu số người tử vong do lũ lụt, biến thiệt hại về người từ hàng nghìn giảm xuống còn hàng trăm.
“Đó là cách chúng tôi đang làm. Bạn có thể nghĩ rằng tôi đang tiếp thị về chuyên môn của mình nhưng bạn không thể phủ nhận hàng nghìn người chết mỗi nằm vì nước biển dâng cao và thế giới đang cùng nhau để chống lại những cuộc khủng hoảng hao người tốn của đó”, Ovink nói về thực trạng mà toàn cầu đang phải đối mặt.
Ngay tại Rotterdam, một công trình chứa nước có tên Eendragtspolder là ví dụ điển hình cho việc sống chung với lũ. Nó nằm ở điểm thấp nhất của Hà Lan, với độ sâu khoảng gần 7m so với mực nước biển. Trong điều kiện bình thường, Eendragtspolder được sử dụng cho các môn đua thuyền hay thể thao dưới nước nhưng khi xảy ra sự cố, nó trở thành hồ chứa cho các dòng sông xung quanh.
Trẻ em Hà Lan buộc phải bơi tốt dù mặc nguyên quần áo và giày. Ảnh: Washington Post
Eendragtspolder là một trong hàng chục dự án trữ nước tương tự của người Hà Lan. Trong quá khứ, Vương quốc này nổi tiếng với những con đê ngăn lũ quy mô hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, tư duy người Hà Lan thay đổi sau cuộc di tản những năm 1990 vì nước lũ. Harold van Waveren, một cố vấn cao cấp của chính phủ Hà Lan, nhấn mạnh: “Những trận lụt là hồi chuông cảnh tỉnh cho phương thức chống lũ mà chúng tôi vẫn áp dụng”.
Không thể tiếp tục xây cao những con đê, người Hà Lan chọn cách điều phối nước. Thậm chí, một ứng dụng định vị toàn cầu của nhà nước được tạo ra để người dân luôn biết chính xác mực nước biển. Trẻ em phải được học về cách bơi dù mặc quần áo và giày. Đó chính là văn hóa của người Hà Lan, giống cách họ đi xe đạp.
Rotterdam là thành phố dễ bị tổn thương nhất của Hà Lan, cả về kinh tế và địa lý. Nếu lũ xảy ra, cơ hội sơ tán là 15/100 người. Chính vì thế, đây không phải lựa chọn được ưu tiên. Thay vào đó, người dân thành phố có thể trốn trong các tòa nhà cao tầng vững chãi. Khi không có sự lựa chọn, người ta buộc phải học cách sống chung với nước.
Chính việc vượt lên khó khăn, thách thức giúp Rotterdam trở thành “thủ đô” của các doanh nghiệp chống lũ ở Hà Lan. Đây là đô thị đi tiên phong trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như bãi để xe, trở thành các hồ chứa khẩn cấp, đảm bảo thành phố trụ vững trước những cơn bão kỷ lục xảy ra với cường độ 5 – 10 năm/lần. Ngay cả bãi cỏ, sân bóng rổ cũng được tận dụng để chứa nước trong trường hợp khẩn cấp.
Chính những thành tựu đạt được biến Rotterdam trở thành địa điểm tham quan cho các phái đoàn nước ngoài về quản lý nước, ngăn chặn ngập úng trong đô thị.