Năm Nhâm Dần, muốn con "thi đâu đỗ đấy" thì học ngay bí quyết dạy dỗ của nữ ca sĩ nổi tiếng: Cả 3 người con đều đỗ ĐH top đầu thế giới
Cha mẹ có thể tham khảo bí quyết đơn giản dưới đây để nuôi dạy những đứa con thành công và giúp bản thân không rơi vào áp lực.
Ngay khi con bắt đầu đi học, nhiều cha mẹ tỏ ra sốt sắng hơn cả con. Họ lo lắng đủ thứ, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, nhưng đó là sự lo lắng trong hạnh phúc. Và khi trẻ càng lớn, cha mẹ lại càng "đau đầu" trước những cám dỗ có thể khiến con sa ngã. Đó là những thứ vượt tầm kiểm soát, khiến bậc làm cha làm mẹ luôn trong trạng thái bất an.
Vậy đâu là cách nuôi dạy con thông minh, để con vừa phát triển toàn diện, rắn rỏi, mạnh mẽ lại vừa giúp cha mẹ không quá căng thẳng. Hãy tham khảo ngay bí quyết của một nữ ca sĩ gốc Hoa. Cô ấy tên là Mai Linh, người từng nổi tiếng với nghệ danh Teresa Teng.
Sau khi kết hôn, nữ ca sĩ Mai Linh sinh sống tại Nhật Bản cùng 3 người con. Dưới sự giáo dục của cô, cả 3 người con trai đều lần lượt được nhận vào trường Đại học Stanford – một trong những ngôi trường hàng đầu Hoa Kỳ. Cô đã chia sẻ 10 bí quyết đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được.
Nữ ca sĩ gốc Hoa bên cạnh 3 người con trai đỗ đạt cao.
1.Đừng so sánh con với những đứa trẻ khác
Nhiều cha mẹ thường so sánh con mình với các bạn của con hoặc anh chị em trong gia đình. Khi so sánh con sẽ vô tình tạo ra tác động tiêu cực như: Gây áp lực cho con; khiến con mất tự tin; con luôn xấu hổ khi giao tiếp; kìm hãm tài năng của con; khiến con giữ khoảng cách với cha mẹ; gây ra sự đố kỵ, ganh ghét với mọi người xung quanh,…
Thay vì liên tục chì chiết, trách móc trẻ, cha mẹ có thể đưa ra phương pháp so sánh tích cực giúp con tự tin hơn. Chẳng hạn như hãy đặt tiêu chuẩn thay vì so sánh. Cha mẹ hãy đánh giá cao mọi nỗ lực của con, dù là nhỏ nhất để giúp con tự tin vào bản thân.
Ngoài ra, cha mẹ không nên đặt những kỳ vọng xa vời, hãy luôn đồng hành cùng con để con cảm thấy được ủng hộ. Nếu trẻ có những điểm yếu, hãy chỉ ra bằng thái độ nhẹ nhàng để con khắc phục.
2.Đừng thưởng cho con những thứ vật chất
Bà mẹ 3 con cho rằng không nên treo thưởng bằng vật chất cho con.
Thời buổi ngày nay, không ít bậc cha mẹ lấy phần thưởng vật chất để khuyến khích con cái học tập, giúp đỡ việc nhà. Lúc con học tiểu học thì cha mẹ thường treo thưởng: "Kỳ thi này con làm bài tốt sẽ được thưởng một món đồ chơi". Hay khi con học lên cao thì: "Con đỗ vào trường chuyên, cha mẹ sẽ thưởng một chiếc điện thoại đời mới".
Phụ huynh thường cho rằng đây là phương pháp giúp con có động lực, dốc hết sức để theo đuổi. Việc treo thường bằng vật chất khiến con cố gắng học để đạt được món đồ yêu thích chứ không phải học để có cuộc sống tốt trong tương lai hay phụng dưỡng cha mẹ về già.
3.Đừng lập trình thời gian hằng ngày
Cha mẹ thường hướng dẫn trẻ xây dựng thời gian biểu khoa học, dạy con "giờ nào làm việc nấy". Nhưng cách này có thể không phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con. Trên thực tế, trẻ hoàn toàn có thể vừa chơi vừa học. Trẻ không phân biệt giữa chơi và học sẽ đem lại hứng thú nhiều hơn, giúp tiếp thu bài nhanh chóng.
4.Hạn chế đăng ký cho con theo học lớp ngoại khoá nếu không có nhu cầu
Có nhiều cha mẹ thường cho con đi học đủ các lớp ngoại khoá khiến lịch học kín tuần. Cha mẹ mong cải thiện điểm số, giúp con tiến bộ trong học tập. Nhưng cách này chỉ khiến trẻ cảm thấy học chỉ vì điểm số, dẫn đến không còn sự hứng thú, đam mê.
Nguy hiểm hơn, nếu con bị điểm kém sẽ rơi vào mặc cảm, tự ti, luôn dằn vặt bản thân: "Vì sao mình đi học thêm rất nhiều mà điểm lại thấp?",…
5.Đừng lựa chọn giúp con
Bí quyết nuôi dạy con thành công là không lựa chọn hộ con.
Nói không lựa chọn giúp con là không đúng, cha mẹ hãy đồng hành cùng con trước khi đưa ra quyết định. Đừng lựa chọn hộ, đừng làm thay con, hãy để trẻ lựa chọn theo cách của mình. Hãy để con cảm nhận đâu là điều phù hợp, đúng đắn nhất.
Ngay từ khi con nhỏ tuổi, cha mẹ nên đưa con đi mua đồ chơi, sách vở, đồ dùng học tập,… và cùng con lựa chọn giữa những món đồ. Hãy luôn đặt câu hỏi: "Đâu là thứ con cần, đâu là thứ con muốn?" Hay: "Món đồ chơi đắt tiền đó có thật sự đem lại nhiều lợi ích không?",…
6.Không bao giờ đánh đập, chì chiết trẻ
Không nên đánh đập con nếu cha mẹ không muốn mình trở thành hình tượng xấu trong mắt con. Trẻ có xu hướng bắt chước người lớn trong tương lai, nếu bị cha mẹ đánh mắng thường xuyên sẽ khiến trẻ trở nên hay cáu gắt, nóng giận.
Trên thực tế, việc dùng đòn roi dạy dỗ trẻ không khiến con tốt hơn, thậm chí còn gây ra tác dụng ngược. Những đứa trẻ thường không ý thức được lỗi lầm nếu không được cha mẹ giải thích, phân tích cặn kẽ.
Bên cạnh đó, trẻ thường có khả năng ghi nhớ rất nhanh và lâu. Bởi vậy, bất cứ ấn tượng xấu nào của cha mẹ đều có thể để lại ký ức tồi tệ. Điều này khiến trẻ phát triển lệch lạc về cả nhận thức và thể chất.
7.Không phản đối chuyện yêu đương khi con lên trung học
Tình yêu là thứ xuất phát từ cảm xúc tự nhiên của mỗi con người. Khi trẻ có những rung động đầu đời, đừng vội can ngăn, cấm đoán. Những lời nói, hành động cấm cản có thể khiến con nảy sinh suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến học hành và cuộc sống.
Khi thấy con biết thích, biết yêu người khác giới, đừng cấm con yêu sớm. Bởi trong giai đoạn này, trẻ đang muốn khám phá, cha mẹ càng cấm thì trẻ càng tò mò và muốn tìm hiểu. Hãy chia sẻ với con những câu chuyện tình yêu đẹp của tuổi học trò. Bên cạnh đó, cha mẹ cần cảnh báo con rủi ro khi yêu để con nhận thức đầy đủ và chuẩn bị sẵn sàng tâm lý.
Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý giáo dục giới tính theo từng giai đoạn. Như vậy, đến khi con bắt đầu yêu, con sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ và đủ hiểu biết để có hành động bảo vệ bản thân.
8.Đừng nói dối với con cái
Vì bất cứ lý do nào cũng không nên nói dối con cái.
Cha mẹ thường dạy con phải trung thực nhưng lại thường xuyên nói dối con. Nhiều người cho rằng, việc nói dối để dỗ dành, an ủi, động viên hay doạ nạt con. Nhưng theo kết quả của nghiên cứu, việc nói dối sẽ khiến con không còn tin vào cha mẹ. Dần dần, lời nói của cha mẹ trở nên không còn trọng lượng.
Điều đáng buồn là con sẽ học theo cha mẹ. Trẻ sẽ không quan tâm đến mục đích nói dối là tốt hay xấu. Vì vậy, cha mẹ hãy cố gắng làm tấm gương sáng cho con, đừng nói những lời không thật. Với những điều gì cảm thấy không nói được, có thể nói tránh hoặc nói thẳng rằng giờ chưa là thời điểm thích hợp con cần biết. Đừng chỉ nói đại cho xong rồi ân hận khi để lại hậu quả khôn lường.
9.Đừng bỏ bê con cái, đổ lỗi do bận công việc
Có một thực tế rằng, cuộc sống càng hiện đại thì sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái càng giảm. Thường ngày, cha mẹ đầu tắt mặt tối đi làm; còn con trẻ thì phải đi học trên trường, học thêm,… nên không có nhiều thời gian trò chuyện cùng nhau.
Hãy biến những phút giây ngắn ngủi thành khoảng khắc đáng nhớ bên con. Khi bên con, hãy toàn tâm, toàn ý lắng nghe để thấu hiểu con. Cha mẹ hãy dạy con những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, giúp con tự tin phát triển và hoàn thiện bản thân. Điều quan trọng là con cảm thấy được yêu thương, che chở.
10.Đừng bắt con phải chờ đợi quá lâu khi đã đặt câu hỏi
Khi con cái đưa ra câu hỏi với cha mẹ, nghĩa là đang tò mò, mong nhận được lời giải đáp thoả đáng. Khi con hỏi, đừng bắt con đợi lâu, hãy trả lời con sớm nhất có thể. Nếu lúc đó cha mẹ đang bận rộn, có thể hẹn con sẽ trả lời sau vào một khung giờ cố định. Còn nếu đó là một câu hỏi khó, cha mẹ có thể cùng con đi tìm câu trả lời phù hợp.
Pháp luật và Bạn đọc