Nam sinh không làm bài, chỉ viết 12 chữ vào giấy thi môn tiếng Anh: Kết quả bị điểm 0 nhưng vẫn đỗ thủ khoa đại học top đầu
Dù bị 0 điểm môn tiếng Anh, nhưng thí sinh này vẫn đỗ vào ngôi trường đại học có tiếng vì một lý do.
- 13-07-2024Nữ sinh học giỏi nhất nhì làng nhưng thi Đại học nhận điểm lẹt đẹt, ông nội khóc ròng đòi phúc khảo – Đến khi biết sự thật, ai cũng xót xa!
- 11-07-2024Đây là nữ sinh xuất sắc đến mức ĐH Thanh Hoa quyết hạ điểm chuẩn để đón vào học: Kiểu gì chúng tôi cũng phải "tóm" được em!
- 09-07-2024Nữ sinh nhà nghèo đạt điểm thi ĐH cao ngất ngưởng nhưng vẫn trượt, 16 năm sau phát hiện một sự thật cay đắng: Gây bức xúc cho toàn dư luận xã hội
- 08-07-2024Nữ sinh học giỏi "ôm mặt khóc" khi không ghi tên và ngủ quên trong giờ thi đại học: Đến lúc biết điểm, ai nấy đều ngỡ ngàng
Kỳ thi đại học đáng nhớ
Năm 1977, Trung Quốc bắt đầu mở lại kỳ thi tuyển sinh đại học trên toàn quốc. Mùa đông năm đó, gần 5,7 triệu thí sinh trên khắp quốc gia này bước vào kỳ thi quan trọng của cuộc đời. Dưới sự chỉ đạo và dẫn dắt của các ban ngành liên quan, mùa thi đại học năm 1977 đã diễn ra vô cùng suôn sẻ và tốt đẹp.
Đến năm 1978, một trường hợp thí sinh đặc biệt đã khiến đông đảo người dân và xã hội Trung Quốc xôn xao. Đó là nam sinh Trần Đan Thanh, sinh năm 1953 tại Thượng Hải. Theo đó, người này chỉ đạt 0 điểm môn tiếng Anh nhưng vẫn có thể đỗ vào Học viện Mỹ thuật Trung ương - một trong những cơ sở đào tạo uy tín hàng đầu tại Trung Quốc.
Ban đầu, thông tin về thí sinh chỉ đạt 0 điểm tiếng Anh đỗ vào trường top đã làm dấy lên sự bất bình trong toàn xã hội. Nhiều người đặt ra nghi vấn về sự công bằng của kỳ thi đối với tất cả thí sinh. Tuy nhiên sau khi biết lý do, ai nấy đều bất ngờ.
Hành trình học tập của thí sinh 0 điểm môn tiếng Anh
Trần Đan Thanh sinh ra trong một gia đình trí thức có ông nội và cha là họa sĩ. Ngay từ ngày nhỏ, anh đã được tiếp cận với môn nghệ thuật xinh đẹp này. Cha của Đan Thanh cũng chính là người thầy đầu tiên giúp anh nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật, hội họa và văn học.
Khi lên 4 tuổi, Đan Thanh đã được tiếp cận với tranh sơn dầu - một trường phái hội họa được cho là xa xỉ ở thời điểm đó. Lên cấp 2, anh được thầy giáo dạy vẽ yêu quý, cho đi theo để trau dồi kỹ năng và học kiến thức mới. Những năm sau đó, Đan Thanh dành toàn bộ tâm sức vào việc mài giũa kỹ năng, cho ra đời nhiều tác phẩm hội họa có chiều sâu và ngày một nổi tiếng.
Năm 20 tuổi, Đan Thanh vào công tác tại lớp truyện tranh của Nhà xuất bản Giang Tây nhờ tài năng xuất sắc. Tại đây, anh được nhiều người làm việc trong lĩnh vực xuất bản biết đến. Chỉ sau 1 năm làm việc, anh đã sản xuất các tập truyện tranh ''đắt khách'' như "Trên đường biên giới" và "Tuyết bay đón xuân".
Không lâu sau đó, Trần Đan Thanh được cử đến lớp vẽ tranh sơn dầu tại Thượng Hải và bắt đầu tạo ra những bức tranh sơn dầu mang tính cách mạng. Sau đó, anh tiếp tục đến Giang Tô để thực hiện những bức tranh sơn dầu quy mô lớn. Các tác phẩm của Đan Thanh được giới chuyên môn đánh giá cao, giúp anh trở thành tên tuổi họa sĩ trẻ nổi tiếng nhất nhì thời điểm đó.
Quyết định thi đại học ở tuổi 25
Năm 1978, Trần Đan Thanh đưa ra quyết định bất ngờ, đó là tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học của quốc gia. Anh đăng ký chuyên ngành Tranh sơn dầu của Học viện Mỹ thuật Trung ương. Cũng vào năm đó, tiếng Anh được đưa vào danh sách các môn thi chính thức của kỳ thi tuyển sinh đại học. Thông tin này đã khiến chàng họa sĩ trẻ vô cùng lo lắng vì chưa từng học qua và cũng không biết một chữ tiếng Anh nào. Đã ''đâm lao thì phải theo lao'', anh vẫn phải thực hiện đủ các môn thi theo quy định đề ra.
Khi làm bài thi môn tiếng Anh, Trần Đan Thanh không thể trả lời bất kỳ đáp án nào, mà chỉ viết vài dòng trên giấy: ''Tôi chưa từng được học qua tiếng Anh nên không thể hiểu''. Sau đó, anh đứng lên nộp bài rồi rời khỏi phòng thi.
Đến ngày công bố điểm thi, Trần Đan Thanh bất ngờ khi biết bản thân đã đỗ thủ khoa ngành Tranh sơn dầu của Học viện Mỹ thuật Trung ương, cùng với đó là bảng điểm có ghi rõ ''0 điểm môn tiếng Anh''.
Sau khi danh tính và thành tích của Trần Đan Thanh được tiết lộ, làn sóng phẫn nộ trước điểm thi môn tiếng Anh của anh dần suy giảm. Ngày càng nhiều người đồng tình với quyết định của Học viện Học viện Mỹ thuật Trung ương khi ''đặc cách'' cho một nhân tài xuất chúng của Trung Quốc. Bằng tài năng và tâm huyết, Trần Đan Thanh đã trở thành một họa sĩ lớn của quốc gia. Từ năm 2001, các tác phẩm của anh đã được bán đấu giá với tổng trị giá lên đến 240 triệu NDT, mức giá trung bình khoảng 450.000 NDT/ bức.
Theo Sina, Toutiao