MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nam sinh viên gây tranh cãi vì chia sẻ: “Mỗi tháng tiêu hết 8 triệu, chưa tính tiền xăng xe hay mua sắm online”

07-06-2024 - 13:50 PM | Lifestyle

Còn đang đi học mà tháng nào cũng tiêu hơn 8 triệu, là sinh viên bây giờ quá sướng hay do họ giỏi kiếm tiền nhỉ?

Chia sẻ trên kênh TikTok cá nhân của mình, B. - Một nam sinh viên đang sinh sống và học tập ở Hà Nội cho biết: Trung bình mỗi tháng, B. tiêu hết khoảng 8 triệu đồng cho các nhu cầu cơ bản như thuê nhà, ăn uống.

Nam sinh viên gây tranh cãi vì chia sẻ: “Mỗi tháng tiêu hết 8 triệu, chưa tính tiền xăng xe hay mua sắm online”- Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình

“Phòng mình thuê rộng 18m2, giá thuê là 3,8 triệu đồng/tháng, cộng thêm 200k/tháng tiền dịch vụ nữa, còn tiền điện nước sẽ tính riêng. Giờ là mùa hè rồi, nóng quá thì mình cũng phải dùng điều hòa, tiền điện ngót nghét cũng phải 500k đổ lên. Trung bình 1 tháng, tiền thuê phòng của mình sẽ hết khoảng 4,5-5 triệu đồng.

Còn về tiền ăn, mình không ăn sáng và sẽ ăn trưa ở trường, mỗi bữa khoảng 30-40k. Trung bình 1 tháng hết khoảng 1,2 triệu đồng tiền ăn trưa. Bữa tối thì mình sẽ mua đồ về tự nấu, cộng thêm cả tiền thi thoảng cà phê với bạn bè nữa, trung bình cũng hết hơn 2 triệu tiền ăn/tháng. Rồi phí phát sinh đồ dùng thường ngày, cứ cho là 500k/tháng, tính ra mình đã tiêu hết 8 triệu rồi” - B. giải thích về ngân sách chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản.

Cuối video, B. cho biết bản thân cũng muốn ở ghép cùng người khác cho đỡ buồn, đồng thời giảm bớt tiền thuê nhà. Tuy nhiên, vì đang xây 1 kênh TikTok về thời trang, thường livestream lúc đêm muộn nên B. vẫn quyết định ở 1 mình.

Trong phần bình luận, B. còn tiết lộ 8 triệu là không đủ tiêu vì cậu bạn chưa tính tiền xăng xe, tiền điện thoại hay chi phí mua sắm online. Tựu trung lại, với B. mà nói, 8 triệu/tháng là không đủ tiêu.

Nam sinh viên gây tranh cãi vì chia sẻ: “Mỗi tháng tiêu hết 8 triệu, chưa tính tiền xăng xe hay mua sắm online”- Ảnh 2.

B. thừa nhận tổng chi 1 tháng của bản thân ở mức hơn 8 triệu đồng

Hiện tại, chia sẻ của B. đang khiến cộng đồng mạng “chia phe”. Người cho rằng sinh viên bây giờ sướng quá, tiền chi tiêu “sương sương” cũng bằng cả tháng lương của dân văn phòng. Người lại tỏ ra ngưỡng mộ, vì B. đang đi học mà đã kiếm được tiền để có thể tiêu hơn 8 triệu mỗi tháng.

Nam sinh viên gây tranh cãi vì chia sẻ: “Mỗi tháng tiêu hết 8 triệu, chưa tính tiền xăng xe hay mua sắm online”- Ảnh 3.

Nhà có điều kiện, bản thân cũng kiếm được tiền thì tiêu 8 hay 10 triệu 1 tháng chẳng phải vấn đề, dù còn là sinh viên

Nam sinh viên gây tranh cãi vì chia sẻ: “Mỗi tháng tiêu hết 8 triệu, chưa tính tiền xăng xe hay mua sắm online”- Ảnh 4.

Có người lại thắc mắc sinh viên thời nay chi tiêu tốn kém vậy sao...

Nam sinh viên gây tranh cãi vì chia sẻ: “Mỗi tháng tiêu hết 8 triệu, chưa tính tiền xăng xe hay mua sắm online”- Ảnh 5.

Hay do bố mẹ có điều kiện nên ngân sách chi tiêu của sinh viên thời nay xông xênh hơn hẳn ngày xưa?

Không biết do vật giá leo thang, chi phí sống ở thành phố lớn đắt đỏ hay do sinh viên thời nay quá sướng, mà một tháng tiêu hết gần chục triệu là thắc mắc chung của không ít người, sau khi nghe chia sẻ của B.

Sinh viên thời nay: Cố tiết kiệm lắm rồi vẫn tiêu hết 5-6 triệu/tháng, còn không thì chục triệu là chuyện bình thường?

Hải Ninh (sinh năm 2004), hiện đang là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết trung bình 1 tháng, bạn tiêu hết khoảng 4,5-5 triệu đồng cho các chi phí cơ bản. Ninh khẳng định rất khó để cắt giảm khoản này.

“Mình thuê phòng với 1 bạn nữa, cả tiền thuê với phí dịch vụ và tiền điện nước rơi vào khoảng 1,8 triệu đồng/tháng/người. Mùa hè nóng, dùng điều hòa nhiều thì có thể lên tới 2,2-2,3 triệu đồng/tháng/người. Ngoài ra chúng mình cũng cố gắng nấu ăn ở nhà, hạn chế ăn ngoài nhưng tiền ăn cũng hết 1,8-2 triệu/tháng, cộng thêm tiền xăng và tiền điện thoại khoảng 400k/tháng nữa. Tính ra cũng 4,4 triệu cho các chi phí cơ bản rồi” - Hải Ninh giải thích.

Nam sinh viên gây tranh cãi vì chia sẻ: “Mỗi tháng tiêu hết 8 triệu, chưa tính tiền xăng xe hay mua sắm online”- Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Nhẩm tính thêm cả tiền đăng ký tập gym và tiền thi thoảng đi ăn sinh nhật, ra quán cà phê làm bài tập nhóm cùng bạn, Hải Ninh áng chừng tổng chi 1 tháng của bản thân rơi vào khoảng 6 triệu đồng.

“Bố mẹ chỉ cho mình 4 triệu/tháng để trả tiền thuê nhà và tiền ăn thôi. Mình có đi dạy gia sư và thi thoảng cũng cộng tác viết bài cho các báo điện tử nên cũng có thêm chút tiền để trang trải cuộc sống, chứ nếu không thì cũng không biết xoay sở kiểu gì” - Hải Ninh chia sẻ.

Thùy Minh (sinh năm 2005), hiện đang là sinh viên Đại học Ngoại thương cũng có chia sẻ tương tự Hải Ninh.

“Mình thuê trọ ở gần trường, thuê cùng 1 bạn nữa. Phòng 20m2 khép kín mà riêng tiền thuê thôi đã 4,2 triệu rồi. Tính thêm cả tiền điện nước, phí dịch vụ thì khoảng 2,7 triệu/người/tháng. Mình muốn ở gần trường để tiện đi bộ đi học, đỡ tốn tiền xăng.

Ngoài ra mình có mua vé xe bus liên tuyến, hết 200k/tháng để nếu cần đi đâu xa trường thì đi. Thêm cả tiền ăn và mua sách, tài liệu học tập, khoảng 2,6 triệu/tháng nữa là cũng hết 5,5 triệu đồng/tháng rồi” - Thùy Minh kể.

Nam sinh viên gây tranh cãi vì chia sẻ: “Mỗi tháng tiêu hết 8 triệu, chưa tính tiền xăng xe hay mua sắm online”- Ảnh 7.

Ảnh minh họa

Cô bạn cũng cho biết thêm rằng bản thân không thích ở kí túc xá và có muốn ở thì cũng không được, vì quy định của trường ĐH Ngoại Thương trong việc xét duyệt đơn đăng ký ở ký túc xá của sinh viên cũng khá khắt khe. Tiền thuê phòng của Thùy Minh khá cao nhưng vì diện tích phòng không đủ rộng để ở 3 người nên hiện tại, Thùy Minh không nghĩ tới việc tìm thêm bạn ở ghép để giảm tiền thuê trọ.

“Mỗi tháng mình được bố mẹ cho 6 triệu. Mình cũng đi dạy gia sư và đi làm trợ giảng cho trung tâm tiếng Anh, mỗi tháng cũng kiếm được 4-5 triệu. Cả tiền bố mẹ cho và tiền mình đi làm thêm rơi vào khoảng 10-11 triệu/tháng mà gần như tháng nào mình cũng tiêu hết, cố lắm mới tiết kiệm được 1-2 triệu” - Thùy Minh bộc bạch.

Theo Ngọc Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên