MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không còn chi tiêu theo cảm xúc, Gen Z ngày càng siết chặt hầu bao vì muốn “mang tiền về cho mẹ” và hơn thế nữa!

02-06-2024 - 09:20 AM | Lifestyle

Gen Z đã không còn thích cảm giác sung sướng trong ngắn hạn mà việc tiêu tiền mua vui mang lại nữa rồi, thật đáng mừng!

Tháng 1/2024, Northwestern Mutual - Một công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính có trụ sở ở Wisconsin (Mỹ), đã công bố kết quả cuộc khảo sát với 4500 Gen Z hiện đang sinh sống, làm việc ở xứ cờ hoa.

Báo cáo này khẳng định: 22 là độ tuổi trung bình mà Gen Z bắt đầu tiết kiệm tiền vì mục tiêu nghỉ hưu sớm. So với thế hệ Millennials, Gen Z đã làm việc này sớm hơn hẳn 5 năm.

Không còn chi tiêu theo cảm xúc, Gen Z ngày càng siết chặt hầu bao vì muốn “mang tiền về cho mẹ” và hơn thế nữa!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bất chấp thực trạng vẫn có khá nhiều người trẻ đang mắc nợ tín dụng do thói quen tiêu xài quá trớn, vô tội vạ, báo cáo khảo sát của Northwestern Mutual đã cho thấy một tín hiệu đáng mừng: Gen Z đang dần thoát khỏi vũng lầy “tiêu tiền mua vui” để nhìn xa trông rộng cho tương lai của chính mình.

Động lực nào khiến Gen Z từ bỏ thói quen chi tiêu bốc đồng để tiết kiệm tiền nghỉ hưu sớm?

Paloma Thombley - Giám đốc nhân sự tại Handshake (Công ty môi giới việc làm dành cho sinh viên và những người mới tốt nghiệp Đại học) khẳng định: “Cảm giác lo lắng, bất an về tài chính là động lực lớn nhất và có thể là duy nhất buộc Gen Z phải bắt đầu tiết kiệm từ sớm, ngay cả khi họ không đặt mục tiêu nghỉ hưu sớm đi chăng nữa.

Trong bối cảnh lạm phát, chi phí sống tăng cao và thị trường việc làm chưa thực sự sôi động trở lại sau đại dịch, nhiều người ở độ tuổi đầu 20s đã bắt đầu cảm thấy bản thân không thể gánh nổi chi phí sống cùng các khoản nợ sinh viên, sau khi họ ra trường.

Ngoài ra, Gen Z cũng đang phải chứng kiến thế hệ ngay trước họ - Millennials, vật lộn để chinh phục các cột mốc tài chính, điển hình là trả hết nợ sinh viên và mua nhà.

Rõ ràng, việc Gen Z biết tiết kiệm từ sớm để không phải làm việc cả đời, là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng không có gì bất ngờ”.

Không còn chi tiêu theo cảm xúc, Gen Z ngày càng siết chặt hầu bao vì muốn “mang tiền về cho mẹ” và hơn thế nữa!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Một cuộc khảo sát của Handshake, được thực hiện vào tháng 12/2023 với sự tham gia của 2500 sinh viên hiện đang sinh sống, học tâp tại Mỹ, cho thấy: Gần 51% người tham gia không những không nhận trợ cấp từ gia đình; mà ngược lại, họ còn hỗ trợ tài chính cho cha mẹ hoặc ông bà của mình.

Những du học sinh đến từ châu Á là nhóm sinh viên chiếm ưu thế trong việc gửi tiền về cho gia đình, trong những năm tháng tới xứ người, vừa học vừa làm.

Thêm một tín hiệu đáng mừng: Quan tâm về vấn đề phúc lợi hưu trí dù tuổi đời chưa tới 30!

Phúc lợi hưu trí là một trong những tiêu chí hàng đầu của Gen Z khi tìm kiếm công việc mới trong năm 2024. 65% sinh viên năm cuối đại học khẳng định họ thà thất nghiệp và đi rải CV, còn hơn phải làm việc ở những công ty không có chế độ hỗ trợ 401(k)sẽ không chấp nhận làm việc tại một công ty không hỗ trợ đóng Quỹ hưu trí cho nhân viên.

Báo cáo gần đây của Vanguard - Một trong những công ty đầu tư lớn nhất thế giới cho biết: Người lao động từ 18 đến 24 tuổi có khả năng đầu tư vào Quỹ hưu trí cao hơn 32% so với các đồng nghiệp lớn tuổi hơn họ. Điều này một phần xuất phát từ các tiêu chí rõ ràng của Gen Z khi đi xin việc, một phần đến từ việc họ cũng chủ động tìm hiểu cách đầu tư và tin vào các quỹ đầu tư lâu dài, có tính bền vững.

Không còn chi tiêu theo cảm xúc, Gen Z ngày càng siết chặt hầu bao vì muốn “mang tiền về cho mẹ” và hơn thế nữa!- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Genesis Hinckley (27 tuổi) - Nhân viên phân tích dữ liệu kinh doanh của Google ở Boulder (Colorado), là một trong những Gen Z như vậy.

“Tôi nghĩ rằng chúng tôi là thế hệ không ngại đòi hỏi những gì có lợi cho mình bởi đó là điều chúng tôi xứng đáng được nhận. Cung cấp cho nhân viên phúc lợi tốt, bao gồm việc hỗ trợ tham gia Quỹ hưu trí, là trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Đồng thời, chúng tôi cũng chẳng ngại đầu tư. Cũng không sai lắm nếu gọi Gen Z là thế hệ chẳng biết sợ hay biết ngại bất cứ điều gì” - ít ngại đầu tư hơn. “Nó giống như, được thôi, chúng ta sẽ tìm ra cách” - Genesis Hinckley chia sẻ.

Nhờ tư duy ấy mà sau 4 năm làm việc tại Google, Hinckley đã có khoản tiết kiệm tiền mặt 138.000 USD (khoảng 3,5 tỷ đồng), chưa kể các khoản đầu tư khác như Quỹ hưu trí hay chứng khoán.

Theo CNBC

Theo Ngọc Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên