Năm thành viên BRICS nắm giữ chìa khóa quan trọng vượt mặt G7, sức mạnh tương lai có thể gây bão
Theo The Print, bắt đầu từ năm 2020, nhóm BRICS đóng góp nhiều hơn vào GDP toàn cầu so với nhóm G7, xét theo sức mua tương đương (PPP).
- 19-08-2023Nga vượt Mỹ trở thành nhà cung cấp nhiên liệu hàng đầu cho Brazil
- 19-08-2023Tiềm lực cực 'khủng' của nước chủ nhà hội nghị BRICS: Sức mạnh số 3 khu vực, nắm kho báu đủ sức làm 'rung chuyển' thế giới
- 19-08-2023Bão hiếm trong 84 năm sắp đổ bộ Mỹ, đích thân Tổng thống Biden ra thông báo
Theo The Print, bắt đầu từ năm 2020, nhóm BRICS đóng góp nhiều hơn vào GDP toàn cầu so với nhóm G7, xét theo sức mua tương đương (PPP).
BRICS vượt G7
Tờ The Print (Ấn Độ) dẫn dữ liệu từ Acorn Macro Consulting, cho hay các nước BRICS đóng góp 31,5% GDP toàn cầu trong khi GDP của nhóm G7 đã giảm xuống 30,7%.
BRICS được dự đoán sẽ đóng góp con số đáng kinh ngạc - hơn 50% GDP toàn cầu vào năm 2030.
Các nước BRICS bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, được đánh giá là những nền kinh tế đang phát triển lớn nhất. G7 gồm Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Ý và Canada, được biết đến là những nền kinh tế công nghiệp hóa lớn nhất.
Trong khi các quốc gia G7 có lịch sử là các nền kinh tế lớn nhất thế giới, thì các quốc gia BRICS - đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ - đã và đang tiếp tục là những quốc gia đông dân nhất.
Dựa theo dữ liệu GDP của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giữa các quốc gia theo thời gian, báo Ấn Độ nhận thấy, kể từ năm 1992, tỷ trọng của G7 trong GDP toàn cầu đã giảm đều đặn và mức đóng góp của các quốc gia BRICS cũng tăng đều đặn.
Đến năm 2019, đóng góp vào GDP toàn cầu của hai nhóm gần như bằng nhau, với 31,5% từ G7 và 30,7% từ BRICS.
Tuy nhiên, vào năm 2020, GDP của BRICS đã vượt qua G7 với chỉ số 31,4% và 30%.
Ông Ajit Ranade, Phó Viện trưởng Viện Chính trị & Kinh tế Gokhale (Pune, Ấn Độ) cho biết: "Xu hướng tăng tỷ trọng của các nền kinh tế thị trường mới nổi hoặc các nền kinh tế châu Á đã diễn ra một thời gian dài, khoảng 3-4 thập kỷ nay. Phần lớn do Trung Quốc Trung Quốc thúc đẩy nhưng cũng ảnh hưởng bới các nền kinh tế châu Á nhỏ hơn".
Sự trỗi dậy của các nước BRICS
Hồi tháng 4, dựa trên dữ liệu mới nhất của IMF, tờ Bloomberg nhận định, từ năm nay, các nước BRICS sẽ đóng góp 32,1% vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thế giới, so với 29,9% của G7.
Đồng thời, tờ này dự đoán, đến năm 2028, G7 sẽ chỉ chiếm 27,8% GDP toàn cầu, trong khi BRICS sẽ chiếm 35%.
Các tính toán của Bloomberg cho thấy, Trung Quốc sẽ là quốc gia đóng góp hàng đầu cho tăng trưởng toàn cầu trong 5 năm tới, với tỷ trọng sẽ gấp đôi Mỹ.
"Tỷ lệ mở rộng GDP toàn cầu của Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm 22,6% tổng tăng trưởng thế giới vào năm 2028. Ấn Độ được dự đoán sẽ đóng góp 12,9% GDP toàn cầu. Tổng cộng, 75% tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ tập trung ở 20 quốc gia và hơn một nửa nằm trong top 4 gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Indonesia, còn nhóm G7 sẽ chiếm một phần nhỏ hơn...", tờ này viết.
Theo ông Ranade, tăng trưởng nhanh của các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ một phần là do thu nhập bình quân đầu người tương đối thấp ở các quốc gia này.
“Một trong những tác dụng phụ của toàn cầu hóa là xu hướng các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn sẽ tăng trưởng nhanh hơn. Vì vậy, tỷ lệ GDP toàn cầu của một quốc gia sẽ bắt đầu phản ánh tỷ lệ dân số toàn cầu của quốc gia đó. Sẽ mất hàng thập kỷ để điều này xảy ra", ông này giải thích.
Dữ liệu cho thấy ngay cả trong số các quốc gia BRICS, các quốc gia đông dân nhất chính là những quốc gia thúc đẩy kinh tế toàn cần tăng trưởng.
Hiện tại, Ấn Độ và Trung Quốc chiếm gần 27% GDP thế giới. Đến năm 2027, con số này ước tính sẽ tăng lên gần 29%.
Phụ nữ mới