Nạn nhân của Dự án Trung Quốc tại Campuchia: Đào tẩu như phim, gặp mặt tử thần bên cửa sổ
Trải qua vụ lừa đảo kinh hoàng, nạn nhân của Dự án Trung Quốc thầm cảm ơn cuộc sống vì "còn sống là còn hi vọng".
- 04-02-2022Phố Wall bị bán tháo, Meta mất hơn 200 tỷ USD vốn hóa thị trường
- 03-02-2022Áp lực ăn Tết ở đất nước giàu nhất Đông Nam Á: Dồn dập vì những câu hỏi chị em ai cũng thấy quen
- 03-02-20222 ái nữ nhà Tổng thống Obama xuất hiện với hình ảnh nổi loạn gây sốc, không còn nhận ra nổi cặp Đệ nhất tiểu thư năm nào
Không chỉ có những vụ lừa đảo kiểu "mổ lợn" , Dự án Trung Quốc còn ép các nhóm nạn nhân khác phải tự tìm đường tháo chạy, đôi lúc nguy hiểm tới mất mạng:
Dồn tới đường cùng
Những người bị ép buộc - một số người được cho là tự nguyện làm việc cho các công ty lừa đảo - thường là những người bị đẩy tới đường cùng. Những ngôi nhà an toàn ở Phnom Penh do các tình nguyện viên Trung Quốc hỗ trợ có rất nhiều những câu chuyện thoát hiểm đầy táo bạo.
Xu Mingjian, một thanh niên 28 tuổi tới từ Quý Châu, kể lại về hành trình đào tẩu của mình. Vào lúc 3h28 sáng, Xu Mingjian đã nhảy từ tầng 2 của tòa nhà Sihanoukville - nơi anh bị giam giữ trong 3 tháng - xuống phía dưới. Nằm sõng soài trên mặt đất, tưởng mình sắp chết, cách nhà hàng nghìn cây số, anh gọi điện cho vợ và báo mình vừa thoát khỏi "địa ngục trần gian".
"Tôi thấy mọi người bị lôi ra khỏi khu vực làm việc của tôi và bị đánh đập," anh kể lại khi ở một ngôi nhà an toàn ở Phnom Penh, nơi anh đã ở vài tháng sau khi rời bệnh viện và hồi phục sau cú ngã. "Tôi nghe thấy tiếng la hét của họ."
Xu đeo nẹp lưng và hơi tập tễnh sau khi nhảy xuống từ tòa nhà nơi anh ta bị giam cầm. Ảnh: Cindy Liu
Được biết, mọi chuyện bắt đầu từ tháng 3/2021, khi một người bạn cũ đã gửi cho Xu một tin nhắn trên mạng xã hội, hứa rằng nếu Xu tham gia cùng anh ta ở Campuchia , anh ta có thể kiếm được 3.000 USD một tháng cho việc "gõ máy tính". Vốn đang kiếm sống bằng nghề tái chế rác, Xu xiêu lòng ngay lập tức và nghĩ rằng cuối cùng mình có thể trả được khoản nợ 15.000 USD.
Tuy nhiên, khi đến Sihanoukville, Xu luôn bị giam trong phòng. Những kẻ bắt giữ đòi 10.000 USD mới trả tự do cho Xu. Ngoài ra, Xu bị buộc phải lừa những người Trung Quốc khác trên mạng. Xu nói: "Tôi chỉ muốn kiếm được mánh hời ở nước ngoài, nhưng tôi không biết mình sẽ suýt mất mạng ở đây".
Lao động cưỡng ép nặng nề
Xu ở một trong hai tòa nhà - một phần của khu phức hợp. Đây là nơi ở của hơn 100 người nhưng nếu nhìn từ bên ngoài, sẽ thấy rất ít dấu hiệu cho người đang sống ở đây. "Trừ khi bị ốm nặng, còn lại chúng tôi phải ở trong nhà," Xu nói. "Công ty luôn cử người theo dõi chúng tôi".
Xu ngủ trong ký túc xá với những người mà anh nghĩ là bị đánh đập tàn bạo hoặc phát bệnh tâm thần.
Trong ngày, anh phải làm việc 12 giờ trong một căn phòng cỡ vừa với hàng chục công dân Trung Quốc khác, tất cả mọi người đều sử dụng máy tính, lính canh luôn trông chừng. Không có giải lao, không có ngày nghỉ.
"Giống như bị tra tấn tinh thần vậy", Xu nói. "Có rất nhiều áp lực tinh thần vô hình khi phải lừa đảo người khác nhưng cũng tự lừa mình để tin rằng những gì mình đang làm là không sai."
Sau khi ngã, Xu đã phải nằm liệt giường 4 tuần và ngồi xe lăn vài tháng. Hôm nay, anh đeo nẹp lưng và hơi tập tễnh.
Những ngày này, anh ấy thích ở trong nhà, nghỉ ngơi và gọi điện video cho gia đình ở Trung Quốc.
Mặc dù việc gặp mặt những người thân yêu của mình dường như không thể xảy ra trong tương lai gần do các chuyến bay đắt đỏ và các hạn chế nhập cảnh của Trung Quốc, nhưng anh ấy không hề phàn nàn.
Xu nói: "Trước khi tất cả những điều này xảy ra, tôi đã từng tự hỏi về điểm thấp nhất trong cuộc đời của một người. Bây giờ tôi đã trải qua nó, giờ đây tôi hiểu rằng chỉ cần vẫn còn sống, thì vẫn còn có hy vọng."
(Còn tiếp...)
Doanh nghiệp và tiếp thị