Năng Đoạn Kim Cương: Kinh doanh chỉ thành công khi kiếm được tiền, có tiền tài lại cần học cách thọ hưởng, rồi cần nhìn lại và biết rằng thế là đủ
Làm ra tiền, biết chăm sóc cái tâm khỏi “thảm trạng tâm linh", biết chấp nhận thế nào là đủ, tác giả chỉ dẫn cách vận dụng những trí tuệ cổ xưa của Đức Phật để áp dụng trong quản lý doanh nghiệp và cuộc sống hiện đại.
- 30-03-2018Hầm mộ Trung Quốc và những cạm bẫy khiến giới khảo cổ không bao giờ hết ám ảnh
- 30-03-2018"Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ và tầm ảnh hưởng lớn đến làn sóng khởi nghiệp: "Tôi thấy mình có sứ mệnh với thanh niên Việt Nam"
- 30-03-2018Rèn luyện tính cách này từ nhỏ, cha mẹ có thể giúp con trở thành ứng viên mọi nhà tuyển dụng đều "thèm muốn" trong tương lai
Tác giả Michael Roach là một cựu sinh viên đại học Princeton và một vị sư Phật giáo. Sau khi ra trường, ông đã dành 7 năm để nghiên cứu những trí tuệ cổ xưa của dòng Phật giáo Tây Tạng.
Với sự gợi ý của người thầy, ông đã gia nhập một công ty kim cương còn non trẻ thời bấy giờ để áp dụng những lý tưởng mình học được vào đời sống. Sau đó, công ty đã trưởng thành từ một startup với 2 quản lý và 2 nhân viên thành một 'người khổng lồ' với doanh thu 100 triệu đô và 500 nhân viên trên khắp thế giới.
Cuốn sách Năng Đoạn Kim Cương kể về cách mà tác giả đã xây dựng doanh nghiệp của mình, sử dụng các nguyên tắc được giác ngộ từ những lời dạy của Đức Phật trong quá trình ra quyết định của mình.
Năng đoạn nghĩa là có thể chặt ra được, kim cương "theo cách hiểu của người Tây Tạng xưa, biểu hiện một năng lực tiềm tàng trong tất cả các sự vật: năng lực này thường trỏ đến sự "trống rỗng" (tính không)". Từ đó, cuốn sách muốn chỉ dẫn chúng ta "thâm nhập" vào sâu bên trong mình, để giải phóng những tiềm năng, khai phá năng lực tối hậu để có thể "chặt được cả kim cương" bằng sự thông tuệ.
Cuốn sách không cố giải thích tại giao một số công ty lại thành công, trong khi số khác lại thất bại. Nó thừa nhận rằng chúng ta không thực sự hiểu tài sản của mình được tạo ra như thế nào. Và nếu hiểu, ai ai cũng sẽ có thể giàu có cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Điều mà Năng Đoạn Kim Cương muốn làm là cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cách chúng ta tiếp cận sự nghiệp và công ty của mình để có thể tối đa những cơ hội hiện diện trước mặt và đảm bảo rằng mỗi người đều có thể sống một cuộc đời tròn vẹn và thỏa mãn cho dù họ có phải đương đầu với khó khăn gì đi nữa.
Ông cho rằng có ba nguyên tắc chính mà ai ai cũng cần phải ghi nhớ.
"Nguyên tắc thứ nhất là việc kinh doanh phải thành công: tức là nó phải tạo ra tiền. Tại Mỹ và tại các nước phương Tây thì thành đạt là làm ra tiền, theo một cách nào đó thì đây là một sai lầm đối với những ai đang nỗ lực có một cuộc sống tâm linh.
Trong Phật giáo, tiền bạc tự nó không phải là xấu; thực ra, một người có nhiều tiền bạc có thể làm được nhiều việc thiện trên đời này hơn là không có nó. Vấn đề chính là chúng ta làm ra tiền bằng cách nào chúng ta có hiểu được tiền phát sinh từ đâu không và làm sao để tiền tiếp tục đến và chúng ta có giữ được một thái độ lành mạnh về tiền hay không.
Vậy, toàn bộ vấn đề làm ra tiền một cách trong sạch và lương thiện, hiểu rõ tiền từ đâu ra để nó đừng dừng lại và giữ một quan điểm lành mạnh đối với nó trong khi ta có nó, chừng nào ta thực hiện được như thế thì sự làm ra tiền là hoàn toàn thích hợp với một lối"lối sống tâm linh. Thực vậy, việc làm ra tiền trở thành một phần của lối sống tâm linh.
Ảnh: Rebecca Bird
Nguyên tắc thứ hai là chúng ta nên hưởng thụ tiền bạc; tức là chúng ta cần phải học cách giữ cho tinh thần và thân thể của chúng ta được lành mạnh trong khi chúng ta làm ra tiền.
Hoạt động tạo ra tài sản không được làm cho chúng ta quá mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần đến nỗi chúng ta không thể hưởng thụ được tài sản. Một doanh nhân tàn phá sức khoẻ khi kinh doanh tức là làm tiêu tan mục đích thực sự của việc kinh doanh.
Nguyên tắc thứ ba là bạn phải quay nhìn lại sự nghiệp kinh doanh của bạn, cuối cùng và thành thật mà nói rằng bao năm làm kinh doanh của bạn đã có một ý nghĩa nào đó.
Mục đích tối hậu của mọi sự kinh doanh mà chúng ta dấn thân vào, và thực ra là mục đích của đời chúng ta, mục đích của những ai từng làm kinh doanh là khi chúng ta nhìn lại tất cả những gì chúng ta đã đạt được - chúng ta cần phải thấy rằng chúng ta đã điều hành bản thân và điều hành doanh nghiệp theo một cách có ý nghĩa lâu dài, để lại dấu ấn tốt trong đời."
15 chương của cuốn sách trình bày lần lượt 3 nguyên tắc này bằng cách trích dẫn những lời dạy của Kinh Năng đoạn Kim Cương và kết hợp lời giải thích dễ hiểu của tác giả để áp dụng những trí tuệ cổ xưa này trong quản trị doanh nghiệp và cuộc sống.
Năng Đoạn Kim Cường nhắc nhở chúng ta một cách mạnh mẽ rằng tư duy quyết định thực tại, và con đường để đi tới hạnh phúc và thành công đòi hỏi một lối sống có đạo đức, tỉnh thức, như chính tác giả viết:
"Tóm lại, mục đích của kinh doanh, hay của trí tuệ cổ Tây Tạng và thực ra là của mọi nỗ lực của con người, chính là làm cho chính chúng ta được phong phú - đạt được sự thịnh vượng, cả bên ngoài lẫn bên trong. Chúng ta chỉ có thể hưởng thụ sự thịnh vượng này nếu như chúng ta giữ được sức khoẻ thể chất và tinh thần tốt. Trong suốt cuộc đời của mình, chúng ta phải tìm cách để làm cho sự thịnh vượng này có ý nghĩa theo một cách hiểu rộng hơn".
Trí thức trẻ