MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nâng hạng TTCK: Đi kèm với cơ hội còn là rủi ro

Nếu ở thị trường cận biên, NĐT còn bơi ở ao làng, thì việc được nâng hạng thị trường giống như NĐT chuyển sang bơi ngoài hồ, xét về mặt quy mô lớn hơn nhiều. Nhưng kèm với cơ hội, rủi ro với các NĐT cũng tăng lên, đòi hỏi thành viên thị trường tự nâng tầm.

Đánh giá này đã được Ts. Cấn Văn Lực, Cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT BIDV, Hàm Phó Tổng Giám đốc, kiêm Giám đốc Trường đào tạo cán bộ chia sẻ tại Hội thảo Sắc màu Chứng khoán 2017 do CLB Chứng khoán (SIC) trường Đại học Ngoại thương tổ chức vừa qua.

Xoay quanh chủ đề hiện thực hóa tương lai, hai câu chuyện ở thì tương lai được mổ xẻ, từ việc đưa vào hoạt động thị trường chứng khoán phái sinh dự kiến trong năm 2017 và xa hơn là câu chuyện của vài năm nữa khi thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Kỳ vọng về việc nâng hạng thị trường từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi thực tế đã xuất hiện từ nhiều năm trước. Nhiều nỗ lực của UBCKNN đã được thực hiện để thị trường chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn đến tiêu chuẩn của thị trường mới nổi như từng bước tháo gỡ khó khăn Nghị định 60 về giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài, giảm thời gian đăng ký mã giao dịch cho NĐTNN, đăng tải các quy định trên TTCK bằng tiếng Anh, thông tin từ các doanh nghiệp được khuyến khích công bố bằng tiếng Anh,…

Nếu như khi ở thị trường cận biên, nhà đầu tư còn bơi ở ao làng, thì việc được nâng hạng thị trường cũng giống như nhà đầu tư Việt Nam chuyển sang bơi ngoài hồ, xét về mặt quy mô lớn hơn nhiều. Nhưng đi kèm với cơ hội, rủi ro với các nhà đầu tư cũng tăng lên, đòi hỏi mỗi thành viên thị trường phải tự nâng tầm.

Theo Ts. Nguyễn Thị Thanh Thủy – Trưởng phòng Tổng hợp dự báo, Văn phòng Ủy ban Chứng khoán nhà nước, thực tế, nhiều nhà đầu tư nước ngoài chưa tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam bởi Việt Nam vẫn được đánh giá thị trường có rủi ro cao khi còn nằm trong thị trường cận biên. “Nâng hạng thị trường sẽ giúp chứng khoán Việt Nam thu hút được nhà đầu tư nước ngoài”, bà Thủy nhận định.

Thị trường mới nổi yêu cầu về thanh khoản, quy mô, minh bạch. Điều kiện khó nhất mà Việt Nam đang làm theo Ts. Võ Trí Thành nhận định chính là minh bạch, công bố thông tin. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có điều kiện để minh bạch và công bố bằng ngôn ngữ nước ngoài.

Ts. Cấn Văn Lực cho hay, khi Việt Nam trở thành thị trường mới nổi, thanh khoản thị trường sẽ tăng lên khi có nhiều hơn các nhà đầu tư tham gia, giảm rủi ro thị trường.

Nâng hạng thị trường vừa là cơ hội để chứng khoán Việt Nam trở nên chuyên nghiệp hơn nhưng cũng là thách thức bởi nếu không chuyên nghiệp, minh bạch, người ta không chơi với mình.

Một thách thức khác khi Việt Nam được nâng hạng thị trường chính là rủi ro. “Bơi ở ao làng ít bị chết đuối hơn ra ngoài hồ, bởi dòng vốn trong thị trường mới nổi sẽ luân chuyển mạnh mẽ hơn. ”, Ts. Cấn Văn Lực ví von.

Những thách thức này đòi hỏi thành viên thị trường tự nâng tầm. Bản thân các nhà đầu tư cũng phải tăng lên để có thể tham gia thị trường với những sản phẩm, hàng hóa mới, điều kiện thị trường mới.

Theo Thanh Thủy

NDH

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên