MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Năng lực vận tải hàng hoá Việt Nam đứng ở đâu trong bản đồ khu vực?

Xếp hạng hiệu quả logistics toàn cầu cho thấy năng lực cạnh tranh của chất lượng dịch vụ logistics tại Việt Nam còn rất khiêm tốn.

Trong 15 năm qua, Việt Nam đã nổi lên thành một nền kinh tế hội nhập thương mại quốc tế sâu rộng. Khối lượng hàng hoá vận chuyển, đặc biệt là phần phục vụ nhập khẩu đã tăng lên mức nhanh chóng. Việt Nam cũng là nền kinh tế có mức tăng trưởng lượng container thông qua các cảng biển cao nhất với tốc độ 16%/năm, tính bình quân từ năm 2000 – 2014. Đến nay, lượng container thông qua các cảng ở Việt Nam đã vượt Thái Lan.


Nguồn Ngân hàng thế giới

Nguồn Ngân hàng thế giới

So với đường biển, vận tải hàng hoá theo đường hàng không của Việt Nam kém ấn tượng hơn. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Ngân hàng thế giới, tốc độ tăng trưởng trong 15 năm qua của vận tải hàng không Việt Nam chỉ thua Trung Quốc và Ấn Độ, dù khối lượng luân chuyển thấp nhất trong số các nước châu Á.


Nguồn Ngân hàng thế giới

Nguồn Ngân hàng thế giới

Theo TS. Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Đại học Fulbright, sự tăng trưởng nhanh chóng của hàng hoá vận chuyển và luân chuyển chắc chắn là nhờ hỗ trợ một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng logistics trong nước. Dù vậy, theo các đánh giá và xếp hạng quốc tế khách quan thì năng lực cạnh tranh của chất lượng dịch vụ logistics Việt vẫn còn rất khiêm tốn.

Bảng xếp hạng Hiệu quả logistics toàn cầu (LPI 2016) cho biết Việt Nam chỉ đứng thứ 64/160 quốc gia và vùng lãnh thổ, xếp sau Indonesia (vị trí 63), Thái Lan (45), Malaysia (32), Hàn Quốc (24).

Thứ bậc này được xét dựa trên 6 tiêu chí: Hiệu quả hải quan (tốc độ, tính đơn giản, thủ tục rõ ràng); Chất lượng cơ sở hạ tầng thương mại và giao thông (cảng, đường bộ, đường sắt, công nghệ thông tin); Mức độ dễ dàng thu xếp dịch vụ vận chuyển quốc tế với giá cạnh tranh; Năng lược và chất lượng dịch vụ logistics; Khả năng theo dõi lô hàng vận chuyển; Tần suất hàng đến nơi trong thời gian kỳ vọng.

Việc tiếp tục chiến lược phát triển dựa vào hội nhập kinh tế sâu rộng, đặc biệt là trên nền tảng của những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, theo ông Thành cần phải đầu tư hiệu quả hơn cho logistics. Trong đó, tránh đầu tư dàn trải, thiếu phối hợp giữa các vùng.

“Ưu tiên là phát triển các trung tâm logistics cấp quốc gia và quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm”, ông cho biết.

N.Dương

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên