MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Não người thay đổi như thế nào chỉ sau một đêm không ngủ?

06-03-2023 - 23:02 PM | Sống

Một nghiên cứu cho thấy rằng chỉ một đêm không ngủ có thể dẫn đến những thay đổi về cấu trúc trong não, tương tự như những thay đổi của não bộ khi về già.

Nghiên cứu cho thấy chỉ một đêm không ngủ có thể khiến não trông già hơn từ một đến hai tuổi chỉ sau một đêm.

Tuy nhiên, những thay đổi này dường như biến mất sau một đêm ngủ ngon.

Não người thay đổi như thế nào chỉ sau một đêm không ngủ? - Ảnh 1.

Những đêm mất ngủ có thể liên quan đến những thay đổi cấu trúc trong não ( Ảnh: Getty Images)

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ máy học để ước tính "tuổi não" từ ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) của não bộ những người thiếu ngủ, rồi so sánh với ảnh chụp cộng hưởng từ não của chính họ sau một giấc ngủ trọn đêm. Các kết quả, được công bố vào ngày 20 tháng 2 trên Tạp chí Khoa học thần kinh, cho thấy một đêm mất ngủ hoàn toàn sẽ tạo ra những thay đổi trong não tương tự với quá trình lão hóa ở não sau 1 đến 2 năm.

Những kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng của việc thiếu ngủ đối với não. Có bằng chứng cho thấy một số loại thay đổi diễn ra trong não của những người thiếu ngủ, bao gồm những thay đổi về phân phối chất lỏng và khối lượng chất xám.

Những kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng của việc thiếu ngủ đối với não. Có bằng chứng cho thấy một số loại thay đổi diễn ra trong não của những người thiếu ngủ, bao gồm những thay đổi về phân phối chất lỏng và khối lượng chất xám.

Não người thay đổi như thế nào chỉ sau một đêm không ngủ? - Ảnh 2.

Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ David Elmenhorst, giáo sư tại Viện Khoa học Thần kinh và Y học tại viện nghiên cứu Forschungszentrum Jülich ở Đức cho biết: "Sự thay đổi rộng rãi về hình thái não cũng sẽ ghi lại bằng phương pháp xác định tuổi não này".

Judith Carroll, phó giáo sư về tâm thần học và khoa học hành vi sinh học tại Đại học California, Los Angeles, cho biết tuổi não là "một thước đo rất thú vị để xem xét những tác động do mất ngủ gây ra".

Theo giáo sư Carroll, vì nghiên cứu chỉ ghi nhận sự thay đổi của não bộ trong nhóm người thiếu ngủ hoàn toàn, nên thật khó để kết luận về tác động của việc thiếu ngủ trong cuộc sống hằng ngày.

Thiếu ngủ kéo dài ảnh hưởng đến cơ thể thế nào?

Hiện nay, tỷ lệ người bị mất ngủ kéo dài ngày một tăng cao. Nếu không cải thiện tình trạng mất ngủ liên tục có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Não người thay đổi như thế nào chỉ sau một đêm không ngủ? - Ảnh 3.

1. Thiếu ngủ khiến cơ thể dễ mắc bệnh

Michael Twery, bác sĩ kiêm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Rối loạn Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ giải thích: Thiếu ngủ làm suy yếu hàng rào bảo vệ của cơ thể và chức năng tế bào. Hậu quả là cơ thể sẽ phản ứng chậm hơn khi bị virus tấn công.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sleep vào năm 2017 đã kết luận, mất ngủ mãn tính làm ức chế hệ miễn dịch và tăng khả năng mắc bệnh như cúm, cảm lạnh.

2. Thiếu ngủ mãn tính ảnh hưởng đến các bệnh mãn tính

Mất ngủ hay thiếu ngủ không chỉ là dẫn tới những tác động ngắn hạn. Theo thời gian, tình trạng này có thể kéo theo các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới lớn tới sức khỏe tổng thể.

Theo bác sĩ Twery, nhiều bằng chứng đã chỉ ra không ngủ đủ giấc làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh về chuyển hóa và viêm nhiễm.

Ngoài các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim, viện Mayo cho biết, thiếu ngủ mãn tính góp phần dẫn tới bệnh béo phì và tiểu đường. Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sinh học Pflügers Archiv, có lẽ do việc mất ngủ kéo dài kèm theo phản ứng căng thẳng của cơ thể là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm mãn tính.

Não người thay đổi như thế nào chỉ sau một đêm không ngủ? - Ảnh 4.

3. Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày khiến bạn có nguy cơ tử vong vì ung thư

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Y bang Pennsylvania đã xem xét dữ liệu của hơn 1600 người lớn trong độ tuổi từ 20-74, được chia thành 2 nhóm: Một nhóm bị huyết áp cao giai đoạn 2 hoặc tiểu đường loại 2, nhóm còn lại có tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ. Họ được theo dõi từ những năm 1990 cho đến 2016.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng người trưởng thành bị cao huyết áp hoặc tiểu đường loại 2 có nguy cơ tử vong vì bệnh tim hoặc đột quỵ cao gấp đôi người khỏe mạnh. Và những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim nếu không ngủ đủ giấc (ít hơn 6 giờ) sẽ tăng gấp 3 lần nguy cơ tử vong vì ung thư.

Theo Livescience, Livestrong

Theo TA-TT

Tổ Quốc

Trở lên trên