MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nấu canh măng khô cúng Tất niên Tết Giáp Thìn 2024 nhớ làm thêm 1 bước này để loại bỏ hết độc tố, măng giòn ngon hơn

09-02-2024 - 20:12 PM | Sống

Măng khô vừa ngon, vừa chống ngán, lại đem đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, làm sao để lựa chọn loại măng khô an toàn, sơ chế măng khô nhằm loại bỏ hết độc tố là điều không phải ai cũng biết.

Trong mâm cỗ cúng Tất niên ngày Tết, canh măng khô là món ăn không thể thiếu vắng. Bởi món canh măng khô nóng hổi vừa thơm ngọt, vừa dai giòn... được lòng tất cả các thành viên trong gia đình.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Trong Đông y, măng cũng được coi là món ngon có tác dụng trị đờm, lợi tiểu, làm sáng mắt rất hữu hiệu. Không những thế, măng còn có thể hấp thụ chất béo, thúc đẩy quá trình lên men thực phẩm, có tác dụng tiêu hóa và bài tiết tốt.

Thanh-pham-2-7155-1642306963.jpeg

Măng khô vừa ngon, vừa chống ngán, lại đem đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, làm sao để lựa chọn loại măng khô an toàn, sơ chế măng khô nhằm loại bỏ hết độc tố là điều không phải ai cũng biết.

Thực tế, măng khô là một loại thực phẩm tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Bởi sản phẩm này rất dễ bị tẩm hóa chất. Trước đây, cơ quan chức năng từng bắt quả tang các hàng chục tấn măng khô bị tẩm lưu huỳnh để thời gian bảo quản tốt hơn, cũng như tạo màu vàng của măng được đẹp mắt.

5-hoc-lam-cac-mon-mang-kho-xao-thom-ngon-dai-gia-dinh.jpeg

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội): Măng khô sạch và măng khô chứa lưu huỳnh vô cùng khó phân biệt. Tại nước ta, lưu huỳnh được xác định là hóa chất độc hại không được phép sử dụng. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, để bảo quản được măng lâu, nhiều người vẫn cố tình sử dụng lưu huỳnh để bảo quản măng. Nếu ăn phải măng khô có chứa lưu huỳnh, người tiêu dùng có thể đối mặt với tình trạng kích ứng niêm mạc, tổn thương thần kinh, hệ tuần hoàn, chức năng tim, giảm thị lực, chức năng sinh sản, nhiễm độc máu...

Cách tốt nhất để ăn măng khô an toàn đó là lựa chọn nguồn gốc của măng thật kỹ, nếu có thể hãy mua măng khô ở những gian hàng quen biết hoặc có thể tự mua măng về phơi khô.

Những điều cần nhớ để lựa chọn măng khô không chứa lưu huỳnh:

- Măng khô sạch, ngon màu vàng nhạt, xuất hiện màu hổ phách và có độ bóng. Măng còn lưu giữ mùi hương đặc trưng, bề thịt rộng dày, sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy. Ngược lại, măng tẩm ướp lưu huỳnh thường có màu sắc quá sáng hay quá bóng, có mùi lạ.

- Nên chọn măng búp có màu đều nhau, đốt ngắn, không có xơ.

- Bên cạnh đó, cần tránh mua măng xuất hiện các vết lốm đốm do mốc, măng cầm có cảm giác mềm bất thường.

thom-ngon-mang-kho-moc-chau-dac-san-noi-tieng-tay-bac-02-1644811074.jpeg

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ, măng khô tuy có chất độc nhưng lại vô cùng dễ xử lý, chúng ta vẫn có thể ăn mà không cần phải quá lo lắng. Trước khi chế biến măng khô cho gia đình thưởng thức, chuyên gia khuyên nên làm tốt công việc sơ chế, loại bỏ độc tố cho măng.

Các bước cần làm để loại bỏ hoàn toàn độc tố có trong măng khô

Bước 1: Rửa sạch măng, ngâm trong nước ấm hoặc nước vo gạo ít nhất 5-6 tiếng, tốt nhất là ngâm qua đêm. Trong lúc ngâm, nên thường xuyên thay nước.

Bước 2: Sau khi ngâm xong, măng mềm, bạn hãy vớt măng ra để ráo nước rồi cho vào nồi để luộc chín kỹ. Lưu ý, nên luộc măng với lửa vừa, nước trong nồi phải đầy. Để đảm bảo có thể loại bỏ hết độc tố, bạn có thể luộc măng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút nhưng phải thay nước luộc mới.

Bước 3: Đến khi nước luộc măng trong và măng mềm thì vớt ra, chờ nguội, ráo nước. Xé măng nhỏ thành sợi để chuẩn bị chế biến món ăn.

3 nhóm người nào tránh ăn măng khô

1. Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng

Theo Đông y, măng có tính hàn, khó tiêu hóa nên những người mắc bệnh loét dạ dày và tá tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

z3566506507227_2cbc10b6f0d678710997726cb4284031.jpeg

2. Phụ nữ có thai thận trọng khi ăn măng

Nhiều trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng, dấu hiệu là: nôn, đau bụng, đau đầu… và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo bà bầu không nên hoặc hạn chế ăn măng.

3. Người bị bệnh thận

Măng là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mạn tính và suy thận. Do đó cần lời khuyên của bác sĩ trước khi tiêu thụ.

Theo Bảo Nam

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên