Nên giặt quần áo bằng nước nóng hay nước lạnh? Bạn sẽ giật mình biết đáp án, chuyện đơn giản nhưng nhà nào cũng mắc lỗi suốt hàng chục năm
Ảnh minh họa.
Chọn giặt nước lạnh hay nước nóng không chỉ là tiết kiệm tiền mà nó còn là lựa chọn phù hợp cho các loại chất bẩn, loại vải.
- 07-05-2022Trải nghiệm quán cà phê camping hot nhất tại Hà Nội: Ngồi bãi sông Hồng nhưng cứ ngỡ đang ở giữa Seoul
- 07-05-2022Ế dài tại Việt Nam, Suzuki Ertiga 2022 lại đang bán chạy không tưởng ở thị trường này nhờ mức giá chưa đến 250 triệu đồng
- 07-05-2022Facebook thông báo đến người dùng Việt, sẽ ngừng cung cấp hàng loạt tính năng quan trọng
Tính năng giặt nước nóng của máy giặt không còn xa lạ với nhiều gia đình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là không phải ai cũng biết khi nào nên sử dụng nước nóng hay nước lạnh để giặt quần áo, việc giặt ở nhiệt độ thích hợp có vai trò vô cùng quan trọng, sẽ giúp bảo quản vải tốt hơn và giúp quần áo được bền, mới lâu hơn.
Khi nào cần giặt nước lạnh
Ảnh minh họa.
Một trong những lợi ích chính của việc giặt nước lạnh là tiết kiệm năng lượng, hạn chế hóa đơn tiền điện. Nước lạnh được khuyến khích giặt cho các loại vải như lụa, len, lanh, quần áo nhuộm màu thủ công, quần áo bị dính vết bẩn chứa protein. Bởi các sợi tơ và len có thể bị co lại khi giặt bằng nước nóng, làm chúng nhăn nheo và giảm tuổi thọ. Trong khi đó, màu nhuộm thủ công khi gặp nước nóng cũng dễ bị bay màu.
Khi nào cần giặt bằng nước nóng
Ảnh minh họa.
Khi giặt quần áo bằng nước nóng, bột giặt dễ dàng được hòa tan và thấm sấu vào từng sợi vải, tăng cường hiệu quả giặt tẩy. Tuy nhiên, giặt nước nóng đòi hỏi phải làm nóng nước và máy giặt tiêu chuẩn sử dụng tối thiểu 75 lít nước mỗi lần giặt. Như vậy, giặt bằng nước nóng bạn phải mất thêm tiền điện để làm nóng nước.
Với các vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ, vết bẩn cứng đầu, loại bỏ nấm mốc vi khuẩn, quần áo màu trắng thì bạn phải giặt bằng nước nóng. Trước khi giặt bằng nước nóng để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu kể trên, bạn nên xem nhãn trên quần áo xem có phù hợp giặt bằng nước nóng không. Nếu vết bẩn dầu mỡ hay vết bẩn cứng đầu xuất hiện ở các loại vải không phù hợp bạn có thể lựa chọn ngâm quần áo đó vào nước lạnh và bột giặt, việc ngâm trước khi giặt làm cho chất tẩy rửa kết hợp với nước phá vỡ các cấu trúc vết bẩn.
Do nước nóng có thể làm cho thuốc nhuộm dễ bong ra khỏi sợi vải, làm phai màu quần áo đen và sẫm màu. Bạn cần phân loại quần áo giặt theo màu sắc như đồ trắng, tối màu, sáng màu, nhạt màu... trước khi cho vào máy.
Nhiệt độ thích hợp cho từng loại vải khác nhau:
Ảnh minh họa.
- 30 độ C - dưới 40 độ C: Phù hợp dùng các loại vải mỏng, dễ rách, dễ phai màu, quần áo làm từ sợi tổng hợp và len nguyên chất.
- 40 độ C: Thích hợp sử dụng cho các loại vải như cotton, đồ len nguyên chất, vải lông cừu, chăn, ga giường… Tuy nhiên các loại vải đặc biệt như lụa, tơ tằm, đồ thể thao, đổ tối màu, len không được chọn mức nhiệt độ này.
- 40 độ C - dưới 60 độ C: Phù hợp với những loại quần áo như đồ lót, khăn tắm, tã lót và một vài loại quần áo làm từ sợi tổng hợp.
- 60 độ C: Phù hợp cho các loại quần áo bền màu, vải làm từ chất liệu bông, lanh.
- 60 độ C - dưới 95 độ C: Phù hợp để giặt quần áo trẻ em, quần lót dày hoặc quần áo được làm từ chất liệu không phai màu như áo sơ mi, đồ ngủ, vải bông trắng.