Nền kinh tế lớn của ASEAN nộp đơn gia nhập BRICS nhưng rút vào phút chót: Lợi ích kinh tế không hấp dẫn?
Khoảng 40 nước đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập nhóm, gồm Indonesia. Nhưng sau cuộc họp, Tổng thống Indonesia cho biết ông không muốn “vội vã gia nhập”.
- 29-08-2023Nước ASEAN ‘chắc mẩm’ vào BRICS nhưng phút chót đổi ý: Được săn đón nhất lúc này, GDP đánh bật 6 thành viên mới
- 28-08-2023Tại sao Indonesia không vội gia nhập BRICS dù có tiêu chí phù hợp?
- 28-08-2023BRICS+ sẽ chiếm 50% GDP thế giới
Rút lui vào phút chót
Indonesia có vẻ phù hợp một cách tự nhiên để gia nhập BRICS mở rộng, nhóm các nền kinh tế mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Quốc gia Đông Nam Á với hơn 270 triệu dân này là một nền kinh tế mới nổi lớn mà theo một số ước tính có thể xếp hạng trong số 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ này.
Nhưng khi Nam Phi công bố việc mở rộng tư cách thành viên BRICS tại Johannesburg, Indonesia không có tên trong danh sách. 6 quốc gia được công bố thành viên gồm có Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Trước hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi, khoảng 40 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập nhóm, bao gồm cả Indonesia. Nhưng sau khi tham dự cuộc họp ở Johannesburg, Tổng thống Indonesia Widodo cho biết ông đang xem xét tư cách thành viên nhưng không muốn “vội vã gia nhập”.
Nói về tư cách thành viên của Indonesia, Anil Sookal, đại sứ Nam Phi tại BRICS, cho biết Jakarta đã yêu cầu trì hoãn việc tham vấn với các đối tác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về động thái này.
Các nhà phân tích cho biết, quyết định của Indonesia đứng ngoài BRICS bất chấp những điểm tương đồng với các nền kinh tế mới nổi khác phản ánh sự cảnh giác lâu dài về việc bị vướng vào các liên minh cũng như sự không chắc chắn về lợi ích kinh tế sẽ mang lại.
Điều đó thực sự không có gì đáng ngạc nhiên, vì nhiều nhà phân tích và cựu nhà ngoại giao đã cảnh báo không nên tham gia BRICS và lợi ích kinh tế không rõ ràng, Radityo Dharmaputra, một giảng viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế tại Đại học Airlangga, nói với Al Jazeera.
Lợi ích kinh tế chưa rõ ràng
Yohanes Sulaiman, giảng viên quan hệ quốc tế tại Đại học Jenderal Achmad Yani ở Bandung, cho biết việc Indonesia gia nhập BRICS “không có lợi ích gì”.
Ông nói với Al Jazeera: “Chúng tôi vẫn chưa thấy bất kỳ kết quả thực sự nào từ BRICS, dường như không có bất kỳ tiến bộ cụ thể nào được thực hiện”.
Trong khi BRICS tuyên bố là một khối ủng hộ Nam bán cầu – thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (NBD) như một giải pháp thay thế cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới, thậm chí để ngỏ khả năng có một loại tiền tệ mới.
Tuy nhiên, theo The Economist, tổng số tiền cho vay của NDB kể từ năm 2015 chỉ bằng 1/3 so với những gì World Bank cam kết trong năm 2021.
Sulaiman của Đại học Jenderal Achmad Yani cho rằng sẽ hợp lý hơn nếu Indonesia trở thành một phần của các nhóm như ASEAN với các nước láng giềng, thay vì các nhóm nước mà Indonesia có ít liên kết lịch sử hoặc thương mại.
“Indonesia đã có quan hệ với Trung Quốc và Nga hiện phải hứng chịu các lệnh trừng phạt nên không có lợi ích gì ở đó. Nam Phi thì đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính và chúng tôi cũng có thể hợp tác trực tiếp với các quốc gia khác như Ấn Độ", ông Sulaiman nói.
Dưới nhiệm kỳ tổng thống của Widodo, Indonesia đã đặt ra các mục tiêu phát triển đầy tham vọng, bao gồm di dời thủ đô đến Đông Borneo và xây dựng năng lực chế biến hàng hóa thành thành phẩm trong nước, vốn là nền tảng cho nỗ lực của Jakarta đạt tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người 25.000 USD vào năm 2045.
Dharmaputra cho biết Indonesia đang để mắt đến các nhóm toàn cầu khác mang lại lợi ích rõ ràng hơn trong các lĩnh vực như thương mại, chẳng hạn như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), có 38 quốc gia thành viên.
Sulaiman cho biết những nỗ lực của BRICS nhằm thách thức sự thống trị của đồng đô la Mỹ cũng có thể bị coi là không hấp dẫn đối với Indonesia.
Phụ nữ mới