Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á công bố tăng trưởng GDP quý 3/2023, cao hay thấp so với Việt Nam?
Dữ liệu mới nhất của Cơ quan Thống kê Indonesia chỉ ra rằng, tăng trưởng kinh tế của Indonesia thấp hơn dự kiến trong quý 3, xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Nguyên do bởi xuất khẩu tiếp tục suy giảm và tiêu dùng hộ gia đình suy yếu.
- 04-11-2023Dự án tỷ đô nào đã giúp một tỉnh ven biển phía Bắc vượt Hải Phòng, TP.HCM, "soán ngôi" Hà Nội, dẫn đầu cả nước về thu hút FDI?
- 27-10-2023Kinh doanh hơn 17 triệu mặt hàng Việt mỗi năm, “đại bàng” công nghệ hàng đầu Hoa Kỳ cam kết đưa sản phẩm “Made in Vietnam” vươn tầm thế giới
Kết quả, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia trong quý 3/2023 tăng 4,94%, thấp hơn so với mức tăng trưởng 5,17% trong quý 2/2023.
Các nhà kinh tế dự đoán, tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á sẽ hạ nhiệt trong năm nay do chính sách tiền tệ thắt chặt, giá hàng hóa giảm và tăng trưởng toàn cầu suy yếu.
Cụ thể, tốc độ tăng chi tiêu hộ gia đình đã giảm từ mức 5,22% hồi quý 2/2023 xuống 5,06% trong quý 3/2023. Mặc dù tốc độ chỉ giảm nhẹ nhưng điều này đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chung khi tiêu dùng hộ gia đình chiếm hơn một nửa GDP của Indonesia.
Không chỉ vậy, xuất khẩu của quốc gia này cũng ghi nhận mức sụt giảm đáng kể trong quý 3/2023. Theo đó, xuất khẩu của Indonesia đã giảm 4,26%, và chi tiêu của Chính phủ cũng giảm so với cùng kỳ năm trước.
Điểm sáng trong cơ cấu GDP của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á trong qusy 3/2023 đến từ đầu tư. Cụ thể, lĩnh vực này ghi nhận mức tăng trưởng 5,77% trong quý 3, so với mức 4,63% của quý trước đó.
Ngoài xuất khẩu giảm, việc ngân hàng trung ương Indonesia tiếp tục thắt chặt tiền tệ vào tháng 10 cũng ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của quốc gia này.
Còn ở Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng với xu hướng tích cực (quý 1 tăng 3,28%, quý 2 tăng 4,05%, quý 3 tăng 5,33%).
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,72%, đóng góp 8,03% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,19%, đóng góp 38,63%; khu vực dịch vụ tăng 6,24%, đóng góp 53,34%.
Nhịp sống thị trường