Nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới 2 lần từ chối Nhật, 3 lần từ chối Mỹ, quyết chỉ giao dự án 660 tỷ NDT cho công nghệ Trung Quốc
Một cường quốc có quy mô kinh tế lớn thứ 4 thế giới đã chi 660 tỷ NDT mời Trung Quốc sử dụng công nghệ hiện đại nhất xây siêu dự án quốc gia.
- 06-11-2023"Chào em, thầy đây" - câu mở đầu của trò lừa đảo mới: Công an cảnh báo đã có nhiều người mất trắng hàng chục tỷ, ôm nợ
- 06-11-2023Nhật Bản: Thử nghiệm dùng AI nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh
- 06-11-2023Cẩn thận thiết bị làm hỏng iPhone, hack chìa khóa ô tô
Khi Đức thông báo muốn các nước có công nghệ cao tham gia xây dựng đường sắt cao tốc cho quốc gia này, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đã ngay lập tức ngỏ ý muốn giúp đỡ. Vì đây là công trình quốc gia nên Đức cần phải tính toán kỹ, Đức đã không trả lời ngay đề nghị của bất kỳ quốc gia nào. Sau đó, Mỹ đã lần nữa đề nghị với Đức để được xây siêu dự án này nhưng Đức đã từ chối.
Cuối cùng, Đức bất ngờ chi 660 tỷ NDT mời Trung Quốc xây dựng đường sắt cao tốc. Sau khi nhận được tin, Mỹ và Nhật Bản cũng muốn giành lại dự án này nhưng cuối cùng đều bị từ chối. Như vậy, Đức đã từ chối Nhật Bản 2 lần và từ chối Mỹ 3 lần liên tiếp.
Đức cho biết, họ tin tưởng vào công nghệ của Trung Quốc về việc xây dựng dự án cơ sở hạ tầng này. Điều này chứng tỏ Trung Quốc đã thu hút sự chú ý lớn về công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc từ các nước lớn trên thế giới.
Đức là một cường quốc công nghiệp toàn cầu, có GDP đạt khoảng 4,07 nghìn tỷ USD vào năm 2022 (theo dữ liệu của WB), là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, kinh nghiệm xây dựng và công nghệ đường sắt cao tốc cũng thu hút nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, vì dự án này gặp khá nhiều khó khăn nên Đức đã đầu tư 660 tỷ NDT để mời Trung Quốc xây dựng đường sắt cao tốc, thông tin này lập tức thu hút sự chú ý rất lớn của các nước trên thế giới.
Đức từ chối công nghệ đường sắt cao tốc của các nước như Nhật Bản, Mỹ và chọn công nghệ của Trung Quốc vì nhiều lý do. Lý do đầu tiên có thể nói đến là chi phí, chi phí cho công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc thấp hơn so với các nước như Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Điều này là do quá trình nghiên cứu, phát triển và sản xuất công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã tương đối trưởng thành, chi phí lao động của Trung Quốc và các yếu tố khác cũng tương đối thuận lợi.
Lý do thứ hai là vấn đề kỹ thuật, công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã đạt đến trình quốc tế về tốc độ, an toàn, tiện nghi… độ tin cậy và chi phí bảo trì của công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc cũng tương đối thấp.
Trong công nghệ đường sắt cao tốc, Trung Quốc hiện đang làm chủ 5 công nghệ lõi. Cụ thể, 5 công nghệ lõi này là công nghệ thiết kế đường sắt thông minh EMU, công nghệ xây dựng thông minh, công nghệ điều khiển tàu tự động, công nghệ cung cấp điện và công nghệ quan sát lộ trình.
Trong đó, công nghệ điều khiển tàu được Trung Quốc ứng dụng một loạt các công nghệ hiện đại nhất. Tàu cao tốc di chuyển với tốc độ cao hơn nhiều so với tàu thường nên cần có hệ thống điều khiển hoàn thiện hơn để đảm bảo an toàn.
Trung Quốc đã phát triển một số lượng lớn thiết bị và công nghệ điều khiển tiên tiến chuyên dụng cho đường sắt tốc độ cao, bao gồm cả công nghệ điều độ tự động bằng máy tính. Nếu tàu cao tốc dừng đột ngột trên đường ray, nó sẽ tự động gửi tín hiệu đến hệ thống điều độ đường sắt và hệ thống sẽ đánh dấu đoạn đường và đóng lại để ngăn các đoàn tàu khác đi vào, đảm bảo không xảy ra sự cố khi hệ thống tàu đang hoạt động.
Ngoài ra, tàu đường sắt cao tốc của Trung Quốc cũng sử dụng thiết bị và công nghệ chống nhiễu tiên tiến để chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.
Xét về khía cạnh kinh tế, việc xây dựng đường sắt cao tốc của Đức nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của Đức. Công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc có lợi thế về cả chi phí và công nghệ, việc lựa chọn công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc có thể giảm chi phí cho các dự án đường sắt cao tốc của Đức và nâng cao khả năng cạnh tranh của các dự án đường sắt cao tốc của Đức.
Hiện nay, công nghệ đường sắt cao tốc Trung Quốc đã có tốc độ vượt xa nhiều nước trên thế giới; chi phí cũng thấp hơn nhiều so với các nước khác. Đặc biệt, công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc cũng có độ tin cậy tương đối cao và chi phí bảo trì tương đối thấp.
Mặc dù thế mạnh về cơ sở hạ tầng của Trung Quốc là điều ai cũng thấy rõ nhưng vẫn còn nhiều điều cần cải thiện, vì vậy, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục học hỏi những ưu điểm của các nước khác để bù đắp cho công nghệ của mình. Từ đó, công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ngày càng phát triển và hiện đại hơn.
Nguồn: Railway PRO, Science Direct, 163.com, Sohu