MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nền kinh tế số 1 châu Á công bố phát hiện lạ chưa từng có, hiện tượng 172 triệu năm trước cùng loạt báu vật được hé lộ nhờ công nghệ cao

26-11-2024 - 19:59 PM | Kinh tế số

Trung Quốc phát hiện điều xảy ra từ 172 triệu năm trước thông qua phân tích các hình ảnh vệ tinh.

Nền kinh tế số 1 châu Á công bố phát hiện lạ chưa từng có, hiện tượng 172 triệu năm trước cùng loạt báu vật được hé lộ nhờ công nghệ cao- Ảnh 1.

Theo China Daily, các nhà khoa học Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện một hố va chạm thiên thạch trên đỉnh núi. Hố va chạm thiên thạch trên trái đất là các vết lõm tròn, được hình thành do sự va chạm của các thiên thể như tiểu hành tinh từ không gian.

Theo các chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Áp suất cao ở Bắc Kinh, các thiên thạch không chỉ là hiện tượng tự nhiên thú vị mà còn là cơ sở quan trọng cho nghiên cứu khoa học về vũ trụ. Đến nay, hơn 200 hố va chạm thiên thạch đã được xác nhận trên toàn cầu, nhưng việc phát hiện hố va chạm ở Trung Quốc là rất hiếm, theo trung tâm này.

Global Times cho biết, những miệng hố thiên thạch trên Trái Đất là vùng trũng hình tròn, ra đời dưới tác động của thiên thể như tiểu hành tinh đâm vào trái đất từ không gian. Thiên thạch là một trong những nền tảng quan trọng để giới khoa học nghiên cứu không gian. Tính đến nay, hơn 200 miệng hố va chạm được nhận dạng và xác nhận trên Trái Đất như miệng hố Barringer ở Arizona, Mỹ và miệng hố Wolfe Creek ở Australia. Tuy nhiên, các miệng hố thiên thạch ở Trung Quốc cực hiếm.

Theo NASA, miệng hố Barringer hình thành dưới tác động của một tiểu hành tinh sắt - nickel đường kính 46 m, có niên đại hơn 50.000 năm và được bảo quản tốt. Vụ va chạm ban đầu tạo ra miệng hố có đường kính hơn 1.200 m và sâu 210 m, nhưng hiện nay nó chỉ sâu 150 m do xói mòn lấp đầy một phần miệng hố. Wolfe Creek là miệng hố lớn thứ hai trên thế giới, có hình dạng gần tròn. Các nhà địa chất ước tính nó hình thành cách đây 300.000 năm khi một thiên thạch nặng hơn 40.000 tấn

Tại Trung Quốc, hố va chạm mới được phát hiện, gọi là "Hố va chạm Hải Lâm," nằm trên dãy núi phía bắc của Hải Lâm, tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc. Hố này hình thành trên đỉnh núi với đường kính 1.360 mét, có hình dạng giống như một chiếc chổi quét bụi hình elip. Độ cao chênh lệch giữa điểm cao nhất của rìa miệng hố và điểm thấp nhất ở trung tâm vượt quá 100 mét, giống như một phễu lớn treo trên đỉnh núi thuộc dãy Trường Bạch.

Tờ Live Science cho biết, sau khi phát hiện và phân tích sơ bộ thông qua hình ảnh vệ tinh, nhóm nghiên cứu đã đến tận nơi, phát hiện thu thập loạt báu vật, là các mẫu đá sa thạch và đá granite từ bề mặt hố và phân tích khoáng chất thạch anh bên trong.

Khi chịu tác động từ nhiệt độ và áp suất cực lớn, thạch anh biến dạng theo cách đặc trưng, cho phép nhóm nghiên cứu xác định các dấu vết của va chạm. Qua các mẫu đá mỏng, họ phát hiện hàng chục ví dụ về sự biến dạng này.

Đáng chú ý, đá granite tạo nên hố va chạm này được hình thành từ 150 - 172 triệu năm trước, nghĩa là vụ va chạm phải xảy ra sau khoảng thời gian đó.


Minh Tiến

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên