Nền kinh tế từng là niềm ghen tỵ của thế giới lần lượt bị Trung Quốc và Đức vượt mặt, nay ‘đứng ngồi không yên’ vì một quốc gia khác chực chờ soán ngôi vị trí thứ 4 vào năm 2025
Trong vài năm qua, Trung Quốc và Đức đã vượt qua Nhật Bản, đồng thời Ấn Độ cũng đang chạy đua để soán ngôi nền kinh tế lớn thứ tư thế giới của nước này.
- 31-12-2024Đồng tiền của nền kinh tế lớn thứ ba châu Á tiếp tục chạm đáy kỷ lục, nhà đầu tư cược giá tiếp tục giảm: Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
- 31-12-2024Buồn của kinh tế lớn nhất châu Á: Kỷ lục 3,4 triệu người trẻ cạnh tranh khốc liệt vì công việc ví như ‘bát cơm sắt’ dù thực tế không như mơ - vì đâu nên nỗi?
- 31-12-2024Điều gì sắp xảy ra với nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2025: Nhiều lạc quan nhưng không thiếu ‘chông gai’
Vào tháng 4/2024, báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP của Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2025, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, sớm hơn một năm so với dự báo trước đó.
Cho đến đầu năm 2010, Nhật Bản vẫn còn là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cho đến khi bị Trung Quốc thay thế vị trí. Mọi thứ thay đổi kể từ đó với nguyên nhân lớn là sự suy yếu dần của đồng yên Nhật. GDP Đức đã vượt qua Nhật Bản vào năm 2023. Nếu Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, Nhật Bản sẽ tụt xuống vị trí thứ năm.
Dự báo này đã khiến Tokyo lo ngại. Các chuyên gia đang so sánh sự trỗi dậy của Ấn Độ với thời điểm năm 2010 để đánh giá sức mạnh dịch chuyển trên thế giới thay đổi ra sao.
Nhà kinh tế Martin Schulz tại Fujitsu nhấn mạnh đây là vấn đề đáng quan ngại và Nhật Bản cần thực hiện các thay đổi để giúp nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn. Đây là một việc khó khăn mà ngay cả các nhà lãnh đạo trước đây cũng không thể thực hiện trọn vẹn với Abenomics.
Nhật Bản đã lên kế hoạch để khởi động lại nền kinh tế bằng ba chiến lược chính là: khiến tiền dễ kiếm hơn, chi tiêu nhiều hơn và cải cách cơ cấu. Nhưng cho đến nay, Nhật Bản vẫn đang chật vật thực hiện những kế hoạch này.
Trong khi hai “mũi tên” nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhật Bản và kích thích tài khóa thông qua chi tiêu của chính phủ đã đạt được thành công đáng kể thì mũi tên thứ ba lại không đạt được mục tiêu.
Ông Schulz cho biết Abenomics nhằm thúc đẩy tăng trưởng tại các doanh nghiệp nhưng điều đó rất khó thực hiện ở quốc gia đang già hoá dân số.
Một mối lo ngại lớn dối với nền kinh tế Nhật Bản là đồng yên mất giá. Điều này khiến nhiều người lo lắng. Ông Schulz cho rằng Nhật Bản cần thay đổi chính sách tiền tệ và chống trại tình trạng đồng yên suy yếu.
Giữa những khó khăn, nền kinh tế của Nhật Bản vẫn có những tia hy vọng toả sáng. Chiến lược gia Naomi Fink tại Nikko Asset Management nêu bật một số ý tưởng mới để làm cho các công ty tốt hơn, tạo thêm nhiều việc làm cho mọi người và giúp mọi người phát triển trong công việc của họ. Điều này có thể mang lại một kỷ nguyên tăng trưởng. Tất cả phụ thuộc vào khả năng thay đổi của nền kinh tế này.
Không phải tự nhiên Ấn Độ trỗi dậy và tăng trưởng nhanh chóng. Thủ tướng Modi đã đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư bằng cách tập trung vào việc tạo ra những thay đổi và khởi động các dự án mới để giúp đất nước phát triển. Các kế hoạch của ông bao gồm thực hiện cải cách thuế lớn và sáng kiến Sản xuất tại Ấn Độ - “Make in India”. Điều này đã giúp nền kinh tế tăng trưởng, kiếm được tiền từ các quốc gia khác, củng cố vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.
Tài lãnh đạo của Thủ tướng Modi cho thấy Ấn Độ và Nhật Bản có thể hợp tác để giúp đỡ lẫn nhau trong thương mại, đầu tư và chia sẻ công nghệ mới.
Khi Ấn Độ vươn lên, Nhật Bản sẽ đối mặt với thử thách thức. Cách đất nước mặt trời mọc ứng phó với thách thức này sẽ định hình chính tương lai của chính mình, giống như hành trình vươn lên của riêng Ấn Độ. Ấn Độ cũng đã phải thích nghi và đổi mới để đạt được cột mốc này. Và Nhật Bản cũng cần làm vậy để duy trì vị thế của nền kinh tế trên thế giới.
Tổng hợp: Nikkei, IMF, DW
Nhịp sống thị trường