Nếu biết sớm những điều này, tôi có thể đã không bị ung thư
MC Joan Lunden mắc ung thư vú đã dũng cảm chiến thắng mọi đau đớn trong quá trình điều trị. 10 lời khuyên này không chỉ dành cho phụ nữ, tất cả chúng ta đều biết sớm sẽ tốt hơn.
- 17-03-20178 dấu hiệu đầu tiên của ung thư phổi thường bị bỏ qua: Biết sớm để phòng nguy hiểm
- 12-03-2017Khi ăn đồ nướng bạn cần lưu ý 7 điều sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư
- 11-03-2017Loại quả thần kỳ không chỉ giúp mắt sáng, giảm cân mà còn ngăn ngừa ung thư
Ung thư có thể tấn công bất kỳ ai mà không báo trước
Joan Lunden là một nhà báo, người dẫn chương trình nổi tiếng với nhiều tác phẩm báo chí, kênh truyền thông cá nhân và nhiều cuốn sách đã xuất bản. Cô từng làm việc cho hãng ABC News, hiện nay đang làm tại kênh NBC (Mỹ).
Joan Lunden sinh ngày 19/9/1950 tại Fair Oaks, California, Mỹ. Kết hôn lần thứ nhất năm 1978, kết hôn lần 2 năm 2000 và sinh tổng cộng 7 người con.
Cuộc sống với nhiều hạnh phúc, danh tiếng và thành công nhưng Joan lại gặp bất hạnh trong vấn đề sức khỏe. Ngày 24/6/2014, Joan Lunden tiết lộ trên kênh Good Morning America rằng cô đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn 3.
Khi đã là bệnh nhân ung thư, chúng ta đều hiểu rằng Joan đã, đang và sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhiều đến thế nào. Đặc biệt, cô lại lại phụ nữ bận rộn công việc, quán xuyến một gia đình đông con.
Trong bài viết ngắn này, chúng ta sẽ cùng lắng nghe 10 lời khuyên tuyệt vời nhất của Joan, sau gần 3 năm sống cùng ung thư, không những vượt qua được những cơn đau, đi qua cửa tử, cô còn đủ bình tĩnh để ghi lại rất nhiều bài học và kiến thức quý giá.
1. Bạn cần phải có ý kiến chủ quan của riêng mình
Vừa mắc ung thư, ngay lập tức bạn sẽ được nghe các lời khuyên khác nhau từ người khác. Điều này có thể giống hoặc khác với quan điểm của bạn, sẽ khiến cho bạn bị bối rối, băn khoăn rất nhiều. Lúc đó, bạn sẽ phải là người tự đưa ra quyết định cuối cùng, theo suy nghĩ chủ quan của mình.
Bạn cần hiểu rằng mỗi người mắc một tình trạng bệnh hoàn toàn khác nhau, vì thế, bạn chính là người tự đưa ra quyết định: Liệu phương pháp này (hay phương pháp kia) có thực sự phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm bệnh của mình không.
Khi đứng trước việc quyết định, phải phẫu thuật trước hay hóa trị liệu, hay tự điều trị duy trì. Tôi đã quyết định là mình sẽ làm phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u, sau đó tôi tiếp tục hóa trị liệu.
2. Đừng nên sợ tóc rụng hết
Phải nói thật rằng phụ nữ không có mái tóc trên đầu là một hình ảnh kỳ lạ. Mái tóc là một phần của cơ thể, khi bạn mất nó, giống như một ai đó đã vẽ một bức chân dung nhưng không vẽ tóc cho bạn. Thực tế, bạn vẫn là bạn, chỉ là nhìn không giống bạn một chút mà thôi.
Lý do tôi khuyên điều này là vì có rất nhiều chị em sợ rụng tóc nên đã từ chối giải pháp hóa liệu. Tôi bị trọc đầu trong khoảng 1 năm, đó quả là một chặng đường thăng trầm.
3. Hãy coi mình là một "chiến binh" đối mặt với mọi tình huống
Những lúc khó khăn nhất, bạn cần phải giữ một thái độ lành mạnh, tích cực. Tôi đang giống như một chiến binh, chăm sóc bản thân chu đáo, luôn tin rằng bệnh rồi sẽ khỏi. Điều này rất quan trọng.
Trong một thời gian dài, thậm chí từng nghĩ rằng mình sẽ không chết. Cho đến khi tôi đọc một bài viết về một người phụ nữ đã chết khi bệnh ung thư vú ở giai đoạn 3, lúc đó tôi mới nghĩ rằng mình cần phải sắp xếp tất cả cuộc sống một cách ổn thỏa nhất trước khi quá muộn.
4. Chế độ ăn uống có vai trò rất lớn
Chúng ta ăn và uống rất nhiều thứ có nguy cơ gây ra ung thư. Bây giờ nghĩ lại tôi mới thấy, trong một thời gian rất dài tôi đã ăn uống rất thiếu lành mạnh. Đến khi rơi vào hoàn cảnh này, tôi ngẫm rằng những thực phẩm đó có thể là một trong những tác nhân chính.
Kể từ khi phát hiện ra, tôi bắt đầu cẩn thận trong cách ăn uống. Lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng, năng lượng thấp.
Khi mắc bệnh, bác sĩ khuyên tôi nên hạn chế ăn tinh bột, đường và chế phẩm sữa. Mới nghe tôi nghĩ, kiêng hết vậy thì biết ăn gì. Nhưng sau đó, tôi mới biết rằng trên thực tế còn có rất nhiều món ăn chúng ta có thể ăn.
Tôi ăn rất nhiều các loại rau họ cải, súp lơ, trái cây màu tím và rau lá. Tôi thích cải bắp tía, cà tím, củ cải đường, quả việt quất và mâm xôi.
5. Hãy thích đọc các thông tin trên bao bì thực phẩm
Thực phẩm đóng gói sẵn đa số đều có thêm đường hay chất phụ gia . Có lần tôi đến một cửa hàng chuyên bán thực phẩm tự nhiên an toàn, xem qua hơn 20 loại nước sốt mì ống. Đọc kỹ tôi mới phát hiện ra rằng, trong số đó chỉ có 2 loại là không chứa đường.
Tôi bắt đầu nhìn vào tem dán trên sản phẩm. Tôi từng nghĩ rằng mình là người có vẻ thích đọc các nhãn dán trước khi mua hàng, nhưng sự thật không hẳn như vậy. Nghĩa là mình đã "thả lỏng" việc kiểm soát các thành phần có trong thực phẩm.
Ngoài ra, hãy tránh xa đồ uống có ga, các nghiên cứu phát hiện rằng đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
6. Có nhiều cách để thực hiện hóa trị dễ dàng hơn
Khi hóa trị liệu, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều kim tiêm, nên bạn chỉ cần học cách vượt qua nó. Trong quá trình tôi làm hóa trị liệu, một cổng chứa các dụng cụ được cài vào ngực trái tôi, tất cả quá trình hóa trị đều diễn ra như vậy.
Điều này có nghĩa rằng không phải lúc nào cũng nhất thiết tiến hành tiêm tĩnh mạch cánh tay. Bất cứ người nào tiến hành hóa trị liệu, đều có thể trao đổi với các bác sĩ về cách mà bạn cần phối hợp khi thực hiện điều trị như thế nào cho thoải mái nhất.
7. Khi đã bị ung thư, điều quan trọng là phải ăn đúng cách
Bản chất của thuốc hóa trị liệu là chúng không phân biệt được tế bào tốt hay tế bào xấu (ung thư), vì vậy, trong quá trình đó, các loại thuốc đó sẽ giết chết cả những tế bào khỏe mạnh.
Hệ tiêu hóa vốn đang bình thường, chúng ta càng ăn sạch bao nhiêu, chúng càng hoạt động hiệu quả bấy nhiêu. Điều này có nghĩa rằng, người bệnh không nên ăn những món quá tinh, những thực phẩm chế biến cầu kỳ, gia công qua nhiều công đoạn, đồ chế biến sẵn.
Nhờ cách ăn uống cẩn thận như vậy mà tôi đã vượt qua giai đoạn hóa trị liệu không mấy khó khăn, không bị tác dụng phụ.
8. Đối xử tối hơn với chính mình
Trong hầu hết quãng thời gian hóa trị liệu, cảm giác như người ta đang ném vào người mình một quả bom xăng vậy. Trong hoàn cảnh đó, nhất định không được đầu hàng số phận.
Một hôm, khi tôi vừa bước vào phòng khám, bác sĩ riêng hỏi rằng tôi đã làm gì khi ở nhà. Tôi nói đang chuẩn bị chơi cầu lông, đang làm cái này cái kia, hoặc đang tập thể dục.
Sau đó bác sĩ phát hiện ra rằng tế bào máu trắng trong cơ thể tôi có sự sụt giảm, làm việc như vậy là không nên đồng thời khuyên tôi nên thật sự nghỉ ngơi khoảng một tuần sau khi trị liệu.
Tôi vốn là người có tính sốt sắng, việc gì cũng "cố làm nốt" nên khi nghe bác sĩ nói như vậy, tôi mới nghĩ, đã có lúc mình thật sự thấy mệt, nhưng mình đã không hề nghỉ ngơi. Có việc gì đến, là tôi hay bị "cuốn" vào, liên tục suy nghĩ về nó mà không dứt ra, chỉ muốn nhanh chóng làm xong.
Sau biến cố này, tôi biết mình cần phải thay đổi, tôi phải dừng lại, tôi cần có điểm dừng, mặc dù điều này vô cùng khó khăn đối với tính cách của tôi.
9. Bạn luôn cần sự hỗ trợ của những người xung quanh
Mỗi lần bước vào liệu trình điều trị, bạn cần phải có ít nhân một người đồng hành bên cạnh mình. Nếu chỉ có một mình, sẽ rất khó để kiểm soát mọi thứ. Khi có một người bên cạnh để cổ vũ tinh thần, động viên an ủi cũng góp phần lớn cho quá trình điều trị.
Tôi khuyên các bạn nên chuẩn bị một máy tính xách tay hoặc cuốn sổ để ghi lại tất cả mọi thứ. Người thân hay bạn bè sẽ ghi lại những điều đã xảy ra trong quá trình bạn tiến hành trị liệu trong bệnh viện.
Hãy nhớ viết tất cả những gì bạn nhìn thấy, lời bác sĩ dặn dò, tất cả những điều bạn cần quan tâm, sau khi về nhà, bạn có thể đọc lại và suy nghĩ kỹ về những điều đó.
10. Đôi khi, khám vú bằng chụp X-quang là không đủ
Bạn nhất định phải lưu ý rằng, việc khám sức khỏe định kỳ và tầm soát sớm là điều vô cùng quan trọng nếu muốn phòng bệnh đúng. Vì thế, hãy dàng thời gian đi khám.
Khi bạn cầm tờ phim kết quả chụp X-quang trên tay, cần hỏi thêm bác sĩ, tổ chức cơ ngực của tôi như thế nào? Nghe xem họ trả lời rằng mô xơ dày hay mỏng, bình thường hay khác thường. Điều này sở dĩ quan trọng bởi vì tôi đã trải qua, khi vú có những mô mỡ dày đặc thì bạn nên đi siêu âm để kiểm tra kỹ thêm một lần nữa.
Trí thức trẻ