MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nếu chỉ làm việc bốn ngày một tuần, liệu bạn có hạnh phúc hơn không?

05-03-2020 - 09:23 AM | Sống

Cứ lâu lâu, ý tưởng này lại nhảy lên trang nhất của tất cả các báo như một mong đợi về việc thay đổi. Mới đây nhất là báo cáo của công ty Microsoft Nhật Bản công bố kết quả sau khi thử nghiệm, năng suất lao động của các nhân viên đã tăng hơn 40%.


Một quan điểm mới về thời gian làm việc rất được quan tâm trên thế giới - đang gây chú ý trên MXH Lotus những ngày gần đây.

Người lao động trên thế giới đã đòi hỏi nhiều lần về nó. Các tập đoàn và chính phủ đã thử nghiệm hàng thập kỉ. Thế giới đã bàn tán về về việc chỉ làm bốn ngày một tuần cả nửa thế kỉ nay. Cứ lâu lâu, ý tưởng này lại nhảy lên trang nhất của tất cả các báo như một mong đợi về việc thay đổi. Mới đây nhất là báo cáo của công ty Microsoft Nhật Bản công bố kết quả sau khi thử nghiệm, năng suất lao động của các nhân viên đã tăng hơn 40%. Cộng đồng mạng ca tụng kết quả này như một sự tiến bộ sâu sắc và hy vọng sẽ tạo ra được một cuộc cách mạng về lao động trong tương lai.

“Chúng ta đã coi công việc như một phần không thể tách rời”

Khi tôi hỏi một người bạn quản lý của mình, hiện anh đang dẫn dắt một độ

Ngược lại dòng lịch sử, Henry Ford - nhà sáng lập hãng ô tô Ford, là một trong những người đi tiên phong về việc thiết lập số ngày làm việc của công nhân là năm ngày một tuần. Ông tin tưởng theo đuổi kế hoạch này và phổ cập nó trở thành một phần văn hóa của công ty, sẵn sàng trả thêm một ngày công thứ sáu nếu các công nhân đạt được năng suất hiệu quả. Sự thay đổi này đã phản ánh một xu hướng rộng lớn của xã hội thời bấy giờ và kéo dài đến tận thời hiện đại. Một bài toán đơn giản về hiệu suất, trong 4 ngày nếu bạn sản xuất được 1000 sản phẩm. Vậy khi nâng số ngày làm việc lên 5, chắc chắn bạn sẽ sản xuất được 1250 sản phẩm nếu đúng tiến độ và không có gì thay đổi.i nhóm hơn 30 người, về việc anh nghĩ sao nếu chỉ có bốn ngày làm việc một tuần. Bản thân anh là một “workaholic” (người nghiện công việc) đúng nghĩa, cuối tuần vẫn vui vẻ đi làm và trở thành một biểu tượng truyền cảm hứng cho các thành viên trong đội. Anh bạn ngẫm nghĩ một lát rồi nói rằng: “Giờ mọi người đều đang quen đi làm cả năm ngày rồi, giờ nghỉ một ngày cũng chả biết làm gì, nhất là đất nước mình chưa giàu, phải lao động càng nhiều càng tốt chứ?”. Quan điểm của anh cũng giống như phần lớn người Việt Nam hiện nay, khi nghĩ rằng kinh tế của chúng ta chưa thể sánh được với các quốc gia Châu Á khác như: Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…, và người lao động chúng ta chưa thực sự gặp phải những vấn đề áp lực lớn như những quốc gia trên để mà xét tới việc rút ngắn ngày làm việc. 

Nếu chỉ làm việc bốn ngày một tuần, liệu bạn có hạnh phúc hơn không? - Ảnh 2.

Ngay cả khi sự tiến bộ về công nghệ ngày càng phát triển - tức việc lao động tay chân sẽ được cải thiện hiệu suất và giảm thời gian lao động của công nhân xuống, nhưng trên thực tế, chúng ta đã lầm. Số giờ làm việc mỗi tuần ổn định ở mức ít nhất 40 giờ mỗi tuần. Con người tôn sùng việc lao động như một phần không thể tách rời trong cuộc sống. Đồng thời ở một khía cạnh khác, con người chúng ta đang theo đuổi những giá trị vật chất nhiều hơn để thỏa mãn trong cuộc sống. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn phải lao động nhiều hơn nữa để đánh đổi tiện nghi vật chất.

“Chúng chỉ là những ví dụ chưa đủ thuyết phục”

Ngày nay, các nhà lãnh đạo, tuyển dụng thường không sẵn lòng thử nghiệm phương án làm việc bốn ngày một tuần. Họ phải thừa nhận rằng có ba điểm khiến họ băn khoăn lớn nhất: sự quan tâm đúng mực, niềm tin vào nhân viên và những lợi ích có thể mang lại khi giảm số ngày làm việc xuống. Họ đều đồng ý rằng nếu có thêm nhiều dữ liệu chứng minh một cách hợp lý và khoa học về vấn đề này, họ sẽ sẵn sàng thay đổi vì suy cho cùng nếu năng suất lao động tăng lên thì công ty cũng sẽ đạt kết quả tốt hơn.

Anh Tiến Đạt - trưởng phòng kế toán, nói rằng ngay khi nhân viên của mình đọc được bài báo, họ đều gửi cho anh như một lời nhắc nhở nhẹ rằng tại sao công ty chúng ta không như vậy nhỉ? Anh Đạt lại thấy niềm tin của mình vào nhân viên lại lung lay khi họ chưa thực sự hiểu rõ bản chất vấn đề, mới chỉ chăm chăm nhìn vào việc chỉ còn bốn ngày làm việc, chứ không tập trung còn con số hiệu suất lao động tăng 40% kia. 

Thứ chúng ta có hiện nay là những ví dụ chưa đủ thuyết phục và nhất quán. Trong một số báo cáo, số ngày làm việc tuy là bốn ngày nhưng vẫn đủ 40 tiếng làm việc mỗi tuần; một số nơi thì đơn giản là họ loại bỏ một ngày trong tuần; thậm chí có những nơi tiền lương của người lao động bị cắt vì giảm số ngày làm việc. Kết quả là chúng ta có được một mớ hỗn độn kết quả, không nhất quán theo một công thức có thể đo lường được chính xác độ hiệu quả của việc rút ngắn số ngày làm việc để tăng năng suất.

Ngoài ra, chúng ta có thể thấy có rất nhiều rào cản về văn hóa và thể chế của từng đất nước khác nhau. Mỗi quốc gia lại đang ở trong những giai đoạn khác nhau và người lao động thì phải theo xu hướng của những người lãnh đạo quốc gia họ. Và một lý do đặc biệt muôn thuở của loài người là việc họ ngại phải thay đổi. 

Tại Việt Nam, theo số liệu khảo sát của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Việt Nam thuộc nhóm các nước có thời gian làm việc cao nhất thế giới. Tổng thời gian làm việc trong năm ở Việt Nam (đã trừ thời gian nghỉ lễ) là 2.320 giờ, cao hơn Indonesia 440 giờ, hơn Singapore 176 giờ… Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ đang nhìn vào số giờ lao động mà quên đi điểm mấu chốt của vấn đề là hiệu suất lao động. Số giờ làm việc cao không có nghĩa là bạn đang làm việc hiệu quả và năng suất.

Chị Thu Đông, hiện đang là giám đốc quản lý một công ty tư nhân lại có một góc nhìn khác về vấn đề này: “Số giờ làm việc nhiều có thể còn phản ánh sự yếu kém của ban điều hành chứ không phải nói lên sức làm việc của nhân viên. Ví dụ khi bạn giao một công việc cho nhân viên của mình nộp lại vào ngày 10 thì đúng ngày 10 họ mới nộp lại, đó là một kiểu đi làm đếm thời gian trôi chứ chưa thực sự chú tâm vào việc làm sao để nộp lại sớm hơn. Tôi cũng đã từng hợp tác với một số kĩ sư ở Nhật, nếu như các kĩ sư Việt Nam mất 4 tuần để làm việc thì kĩ sư ở Nhật chỉ mất có 12 ngày để hoàn thành.”

Chị Đông nghĩ rằng thay vì giảm số giờ làm việc mỗi tuần và mong nhân viên có được một cuộc sống chất lượng hơn, thì thay đổi đầu tiên phải đến từ những người làm lãnh đạo trước. Nếu được, hãy nâng cao bộ máy quản lý và tối ưu hiệu suất của nhân viên, từ đó nhân viên cũng sẽ cảm thấy nhẹ gánh hơn nhiều khi đi làm. Ở Việt Nam, chị nghĩ rằng nếu các quản lý làm tốt công việc của họ thì tự khắc nhân viên sẽ cảm thấy yêu thích hơn công việc của họ, thậm chí lúc đó việc đi làm 4 hay 5 ngày chả còn quan trọng nữa. 

Quyền mưu cầu hạnh phúc của con người

Trong thế kỷ 20, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người là thước đo để đánh giá thành công của một đất nước. Từ góc nhìn này, mỗi công dân của Singapore đang sản xuất trị giá 56.000 đô la mỗi năm, trong khi đó ở Costa Rica mỗi công dân của họ chỉ sản xuất trị giá 14.000 đô la mỗi năm. Như vậy chúng ta có thể coi Singapore là đất nước thành công và phát triển hơn.

Nhưng ngày nay, con người đang tự hỏi lại chính bản thân mình là họ muốn gì? Họ muốn cắm mặt vào lao động hay là muốn được hạnh phúc? Việc sản xuất là quan trọng vì nó cung cấp cơ sở vật chất, lợi ích cho hạnh phúc. Nhưng trên hết, nó chỉ là phương tiện để con người đạt được chứ không phải mục đích. Nếu như chúng ta lật lại vấn đề ở trên, nếu người Costa Rica cho thấy mức độ hài lòng với cuộc sống của họ cao hơn nhiều so với người Singapore. Vậy bạn sẽ thích là một người Singapore làm việc năng suất cao nhưng bất mãn, hay một người Costa Rica làm việc kém năng suất hơn nhưng hài lòng?

Ở Nhật Bản, thu nhập bình quân thực tế tăng gấp năm lần từ năm 1958 đến năm 1987. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là nó thay đổi cả lối sống tích cực lẫn tiêu cực của người Nhật Bản. Thậm chí là số người tự tử ở Nhật Bản còn cao hơn so với thế kỉ trước. Như vậy người Nhật vào thập niên 90 cũng chỉ hài lòng hay không hài lòng y như người Nhật vào thập niên 50.

Nếu chỉ làm việc bốn ngày một tuần, liệu bạn có hạnh phúc hơn không? - Ảnh 3.

Năm 2018, tại quốc gia này, mọi người đang bắt đầu quan ngại về hiện tượng “Karoshi” - một từ để ám chỉ những cái chết vì làm việc quá nhiều. Theo thống kê cho thấy, 1/4 người lao động ở Nhật Bản làm thêm trên 80 tiếng 1 tháng, gấp gần 3 lần mức tiêu chuẩn ở nhiều quốc gia khác. Mỗi năm có tới gần 2.000 ca tử vong liên quan đến công việc, chủ yếu do đột quỵ, đau tim, trầm cảm và tự tử. Cứ 5 người lao động lại có một người nằm trong nhóm nguy cơ tử vong vì làm việc quá sức.

Nhưng quan điểm của người Nhật Bản về vấn đề này lại thật sự mâu thuẫn. Những cuộc khảo sát cho thấy trong khi phần lớn người lao động đều thừa nhận làm việc quá sức là một vấn nạn cần để giải quyết, nhưng cũng chính những người này sẵn sàng chấp nhận làm thêm nhiều giờ liên tục nếu công việc yêu cầu. Sự mâu thuẫn này xuất phát từ nền văn hóa coi trọng sự cống hiến ở Nhật Bản. Người lao động, đặc biệt là nam giới, chỉ được tôn trọng và có cơ hội thăng tiến nếu dành phần lớn thời gian cho công việc. Nam giới ở Nhật Bản coi việc ở công ty cả ngày và không làm chút việc nhà nào là điều hết sức bình thường.

Vậy rốt cuộc, chúng ta có thực sự cần lao động áp lực hơn để có thêm nhiều tiện nghi, nhưng đánh đổi lại là một cuộc sống không hạnh phúc không?

Nếu chỉ làm việc bốn ngày một tuần, liệu bạn có hạnh phúc hơn không? - Ảnh 4.

Đi tìm câu trả lời cho chính chúng ta

Xu hướng làm việc bốn ngày một tuần thực sự vẫn là một ẩn số ở thời điểm hiện tại, nhưng chúng ta vẫn có quyền hy vọng và tin vào nó - nếu điều đó thực sự mang lại hạnh phúc cho con người.

Theo báo cáo từ năm 2018, Hà Lan là nền kinh tế lớn thứ 6 trong liên minh Châu Âu, GDP đạt hơn 50.000 đô la Mỹ, lọt top 12 toàn cầu. Tuy nhiên nơi đây lại là quốc gia được mệnh danh “không thích làm việc” vì thời gian làm việc trung bình của người Hà Lan chỉ có… 5 tiếng mỗi ngày. Nhân tố lớn nhất tạo nên hiệu suất cao này nằm ở công nghệ thông minh. Hà Lan hiện là nước dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ hóa nông nghiệp. Khi các nước còn thu hoạch bằng sức người thì Hà Lan đã sử dụng máy móc trên toàn quốc. Nhờ dành phần lớn thời gian nghiên cứu cách giải phóng lao động nên thời gian làm việc của người dân nơi đây giảm xuống rất nhiều. 

Trong lịch sử, rất nhiều các thí nghiệm đã tìm cách chứng minh khi người lao động thực sự đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, họ trở nên hạnh phúc hơn, yêu thích công việc mình đang làm hơn. Từ đó, người lao động sẽ có thêm nhiều động lực để làm việc, dẫn đến việc tăng năng suất lao động là một điều hiển nhiên. 

Trường hợp của công ty Tower Paddle Boards chuyên sản xuất và kinh doanh ván lướt sóng ở Mỹ, có chính sách ngày làm việc 5 giờ trong suốt bốn tháng vào mùa ấm, những tháng còn lại thì làm việc theo khung giờ truyền thống, và khoảng thời gian mà họ áp dụng đó tạo ra hơn 70% doanh thu cả năm của cả công ty. Với ngày làm việc ngắn lại, nhân viên sẽ buộc phải trở thành những chuyên gia sử dụng thời gian hiệu quả của bản thân mình. Họ phải học cách cắt giảm 80% thời gian lãng phí của mình và tăng gấp đôi tỉ lệ 20% thời gian thực sự dùng để giải quyết công việc. Khoảng thời gian dư ra còn lại, nhân viên có thể tận dụng để nâng cấp bản thân thông qua việc học hỏi, đọc sách, tham gia các lớp đào tạo kĩ năng mới. Điều đó cũng sẽ giúp hiệu suất lao động của họ trở nên hiệu quả hơn.

Nếu chỉ làm việc bốn ngày một tuần, liệu bạn có hạnh phúc hơn không? - Ảnh 5.

Ngược lại, các nhà lãnh đạo, quản lý hãy có một cái nhìn rộng hơn, xa hơn nếu họ thực sự quan tâm đến nhân viên của mình. Trong một cuộc khảo sát của các cơ quan liên quan đến luật lao động bên Mỹ, hai phần ba công nhân đều ủng hộ việc rút ngắn thời gian làm việc mỗi tuần xuống. Thế hệ trẻ ngày nay (Millennials và Gen-Z) cũng sẽ là những người tiên phong thay đổi xu hướng làm việc, bởi họ cũng đang đặt ưu tiên nhiều hơn vào các quyền lợi khi đi làm, ít chú tâm hơn vào thu nhập và mong muốn có một cuộc sống cân bằng hơn.

Nếu chỉ làm việc bốn ngày một tuần, liệu bạn có hạnh phúc hơn không? - Ảnh 6.

Vậy còn bạn thì sao? Nếu như có thêm một ngày nghỉ trong tuần, bạn sẽ quyết định làm gì với nó?

---

Theo Anh An Vũ

Trí thức trẻ

Trở lên trên