MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nếu đi làm đã 10 năm mà thu nhập vẫn không bằng người mới vào nghề, bài viết này sẽ cho bạn biết mình sai ở chỗ nào

22-07-2021 - 09:47 AM | Sống

Nếu ngại sự thay đổi, không dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, chọn một lối sống an nhàn thì dù có làm thêm 5 hay 10 năm nữa, bạn vẫn sẽ đi lùi so với thế hệ sau này.

Trong buổi họp lớp, bạn tôi than thở rằng đã làm việc gần 10 năm mà thu nhập chẳng bằng những người mới đi làm được 2 hay 3 năm. Cô ấy chán nản mà không dám từ chức vì biết ở tuổi này đi xin việc chẳng dễ dàng gì. Chuyện này thật sự không hiếm gặp. Tôi cũng biết nhiều người xung quanh mình đã đi làm rất lâu rồi nhưng lương ba cọc ba đồng.

Một thực tế mà ai đi làm cũng cần phải hiểu rằng không phải có 10 năm kinh nghiệm thì thu nhập sẽ tăng đều đặn. Đọc câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về sự thật khắc nghiệt này.

Tôi có một cô bạn cùng lớp cấp 3. Cô tốt bụng, sống có kỷ luật và rất đáng tin cậy . Do hoàn cảnh gia đình, cô đã đi làm ngay từ khi tốt nghiệp cấp 3. Dù trúng tuyển vào một trường trung cấp nhưng vẫn không học vì cô đã xác định rằng cô muốn đi theo con đường làm trợ lý.

Kết quả là cô ấy làm trợ lý hơn 10 năm. Đầu tiên là trợ lý hành chính, sau đó là trợ lý văn phòng và gần đây là trợ lý bán hàng – công việc cô làm đến 6 năm.

Nếu đi làm đã 10 năm mà thu nhập vẫn không bằng người mới vào nghề, bài viết này sẽ cho bạn biết mình sai ở chỗ nào - Ảnh 1.

Trên thực tế, mỗi lần gặp nhau, cô ấy đều phàn nàn về những rắc rối trong công việc, tính khí kì lạ của sếp, hay thậm chí là áp lực doanh số, khách hàng… Lương của cô chỉ hơn 5.000 tệ (hơn 17 triệu đồng) mỗi tháng, lại không có bất kì khoản trợ cấp hay phúc lợi nào. Cuối năm được thưởng 1 tháng lương nhưng lại phụ thuộc vào tâm trạng của sếp.

Tôi hỏi lý do vì sao mọi thứ tệ như vậy nhưng cô vẫn không chuyển sang một công ty mới, cô cho biết: "Dù kinh nghiệm làm việc 10 năm nhưng hiện tại, hầu hết vị trí trợ lý chỉ ưu tiên cho sinh viên mới ra trường. Tôi đã lớn tuổi, lại cũng chỉ biết làm mỗi công việc này mà thôi. Không chỉ vậy, ngoài là người đáng tin cậy, tôi chẳng có kỹ năng đặc biệt, lại không thích cạnh tranh với mọi người".

Nghe đến đây tôi bỗng nhớ đến câu nói nổi tiếng của Einstein: "Bạn làm đi làm lại 1 điều mỗi ngày nhưng mong đợi một kết quả khác. Bạn nghĩ điều đó có thể xảy ra không?".

Tôi không biết phải trả lời cô ấy thế nào nhưng vẫn chân thành hỏi: "Vậy tại sao cậu không chuyển hướng công việc? Nếu là trợ lý bán hàng, dù không thể trực tiếp trở thành giám đốc bán hàng thì vẫn có thể cố gắng để làm nhân viên kinh doanh mà?".

"Tính tôi không hợp với công việc bán hàng. Áp lực doanh số quá lớn, tôi chỉ muốn có một cuộc sống bình thường, ngày làm 8 tiếng. Cuộc sống bận rộn, làm sale, phục vụ khách hàng ngày đêm không hợp với tôi", cô ấy khẳng định.

Nếu đi làm đã 10 năm mà thu nhập vẫn không bằng người mới vào nghề, bài viết này sẽ cho bạn biết mình sai ở chỗ nào - Ảnh 2.

Ban đầu tôi còn muốn gợi ý một số cách để cô ấy cải thiện hoặc thay đổi, nhưng với những quan điểm ấy, tôi không nói nữa. Biết cô ấy đã lâu, tôi hiểu rằng cô ấy thích sống trong vùng an toàn và không muốn thử nghiệm những điều mới mẻ.

Sau này, tôi cũng phát hiện ra quả thật nơi công sở có khá nhiều "tiền bối" như bạn tôi, những người không già nhưng tâm lý quá già cỗi. Ở tuổi 20 đã chọn một làm việc an nhàn cho đến khi nghỉ hưu và kiên trì với cách sống đó ở tuổi 30, 40.

Một thực tế khắc nghiệt trong cuộc sống là mức lương nhận được không tỉ lệ thuận với số năm làm việc.

Khi phàn nàn rằng tại sao làm việc lâu như vậy mà mức lương hay vị trí trong công ty không thay đổi mà còn thấp hơn những người mới đi làm, hãy tự xem lại bản thân mình. Nếu thấy mình giống cô bạn trong câu chuyện tôi kể ở trên, bạn biết mình phải thay đổi như thế nào rồi đó.

Nếu ngại sự thay đổi, không dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, chọn một lối sống an nhàn thì dù có làm thêm 5 năm hay 10 năm nữa, bạn vẫn sẽ đi lùi so với thế hệ sau này.

Theo Nguyễn Dũng TT

Pháp luật và bạn đọc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên