MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nếu Gia Cát Lượng không Bắc phạt sẽ xảy ra 4 hậu quả nghiêm trọng: Thục Hán không thể gánh chịu được!

16-08-2023 - 00:32 AM | Sống

Nếu Gia Cát Lượng không Bắc phạt sẽ xảy ra 4 hậu quả nghiêm trọng: Thục Hán không thể gánh chịu được!

Chiến dịch Bắc phạt của Gia Cát Lượng kết thúc thất bại, để lại nhiều tiếc nuối. Nhưng nếu không tiến hành Bắc phạt, cục diện của Thục Hán chắc chắn sẽ phải gánh chịu 4 hậu quả nghiêm trọng.

Trong thời Tam Quốc, trong những cuộc đấu trí nảy lửa của ba tập đoàn chính trị mạnh nhất là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô, không thể thiếu được sự hỗ trợ đắc lực của các vị quân sư, mưu sĩ tài danh.

Một trong những vị quân sư vang danh Tam Quốc không thể không nhắc đến Gia Cát Lượng, biểu tự Khổng Minh. Ông là thừa tướng, công thần khai quốc, đồng thời là chính trị gia, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà phát minh nổi tiếng của nhà Thục Hán.

Gia Cát Lượng hết mình phò tá Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, giúp hình thành thế chân vạc nổi tiếng trong Tam Quốc, đồng thời gây dựng liên minh Thục – Ngô để chống Ngụy. Không chỉ có tài năng kiệt xuất, Gia Cát Lượng còn nổi tiếng trung thành, tận trung với Lưu Bị và nhà Thục Hán, đúng như câu nói "cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi".

Nếu Gia Cát Lượng không Bắc phạt sẽ xảy ra 4 hậu quả nghiêm trọng: Thục Hán không thể gánh chịu được! - Ảnh 1.

Gia Cát Lượng cả đời hết lòng vì Lưu Bị và Thục Hán.

Đáng tiếc 5 chiến dịch Bắc phạt để đánh Tào Ngụy do vị chiến lược gia này phát động đều không thành công. Cuối cùng, Gia Cát Lượng sinh bệnh nặng và mất ngay trong chiến dịch Bắc phạt lần thứ 6, thọ 54 tuổi.

Thất bại của các chiến dịch Bắc phạt khiến nhiều người cảm thấy tiếc nuối. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra rằng nếu như Gia Cát Lượng không phát động Bắc phạt, thay vào đó chỉ tập trung củng cố nội bộ Thục Hán thì kết cục sẽ ra sao?

Đáp án cho câu hỏi này là có 4 hậu quả vô cùng nghiêm trọng sẽ xảy ra nếu Thục Hán không Bắc phạt.

Nếu Gia Cát Lượng không Bắc phạt sẽ xảy ra 4 hậu quả nghiêm trọng: Thục Hán không thể gánh chịu được! - Ảnh 2.

Gia Cát Lượng liên tiếp tiến hành Bắc phạt để giúp Thục Hán tránh được 4 hậu quả nghiêm trọng.

Bốn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra với Thục Hán

Thứ nhất, mất lòng dân.

Nếu Gia Cát Lượng không Bắc phạt sẽ xảy ra 4 hậu quả nghiêm trọng: Thục Hán không thể gánh chịu được! - Ảnh 3.

Với tài năng thao lược cùng nhãn quan chính trị nhạy bén, Gia Cát Lượng giúp Thục Hán không những ổn định sản xuất trong nước mà còn thực hiện Bắc phạt để hoàn thành hoài bão lớn của Thục Hán.

Theo đó, nếu Gia Cát Lượng không tiến hành Bắc phạt, thay vào đó chỉ tập trung củng cố Thục Hán, hậu quả nghiêm trọng đầu tiên chính là mất lòng dân.

Việc thành lập Thục Hán ban đầu là nhằm mục đích phục hưng Hán thất. Chính nhờ mục tiêu thống nhất này đã giúp liên kết mọi người lại với nhau, khiến Lưu Bị và Thục Hán được người dân tin tưởng. Từ đó, hiệu quả chiến đấu của Thục Hán cũng mạnh mẽ hơn. Do đó, một khi sự đồng thuận này bị phá vỡ, lòng dân sẽ phân tán. Một khi lòng dân bị phân tán thì ngày Thục Hán sớm diệt vong cũng không còn xa nữa.

Thứ hai, xảy ra tranh giành quyền lực khốc liệt.

Nếu Gia Cát Lượng không Bắc phạt sẽ xảy ra 4 hậu quả nghiêm trọng: Thục Hán không thể gánh chịu được! - Ảnh 4.

Thất bại nặng nề ở trận Di Lăng và sự ra đi của Lưu Bị có thể khiến tình hình Thục Hán gặp nhiều khó khăn. Nếu Gia Cát Lượng không khéo léo ứng biến, chắc chắn sẽ xảy ra tranh giành quyền lực trong nội bộ.

Nếu Gia Cát Lượng dốc lòng củng cố nội bộ Thục Hán, không tiến hành Bắc phạt, hậu quá nghiêm trọng thứ hai sẽ là xảy ra tranh giành quyền lực khốc liệt.

Vùng đất của Thục Hán ban đầu là do các thế lực bên ngoài tạo ra. Bởi lẽ chính Lưu Bị đã đưa người từ Kinh Châu đến Ích Châu và thu phục những thế lực, người dân ở đây để tạo ra Thục Hán. Chính vì vậy, việc tồn tại tranh giành quyền lực là điều tất yếu ở quốc gia này.

Ngoài ra, một mục đích quan trọng của Bắc phạt của Gia Cát Lượng là làm suy yếu sức mạnh của phe thế lực địa phương ở Ích Châu, bằng cách tiêu hao sức lực dư thừa của họ trên chiến trường Bắc phạt.

Nếu Gia Cát Lượng không Bắc phạt, tinh lực dư thừa của thế lực ở Ích Châu nhất định sẽ được dùng để đối phó với vị thừa tướng này và xảy ra mẫu thuẫn nội bộ triều đình Thục Hán. Để xảy ra tình trạng này thì ngay cả Gia Cát Lượng có tài trí đến đâu cũng khó lòng giải quyết vẹn toàn được. Một khi nội chiến xảy ra thì việc Thục Hán sớm suy kiệt và diệt vong sẽ là kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra.

Thứ ba, nếu quốc lực của Tào Ngụy sẽ tăng nhanh.

Nếu Gia Cát Lượng không Bắc phạt sẽ xảy ra 4 hậu quả nghiêm trọng: Thục Hán không thể gánh chịu được! - Ảnh 5.

Chênh lệch lực lượng giữa Thục Hán và Tào Ngụy là rất lớn.

Thục Hán và Tào Ngụy vốn chênh lệch lực lượng. Tào Ngụy rõ ràng là nước mạnh. Tuy nhiên, nếu Gia Cát Lượng không tiến hành Bắc phạt và chỉ tập trung củng cố nội bộ Thục Hán, khoảng cách quyền lực giữa hai nước sẽ ngày càng xa.

Việc Thục Hán không Bắc phạt sẽ giúp Tào Ngụy không phải hao tâm tổn sức trên chiến trường, do đó quốc lực của nước này sẽ ngày càng phát triển. Chỉ sau một thời gian, đến khi Thục Hán muốn Bắc phạt thì cũng đã quá muộn, bởi chênh lệch lực lượng giữa hai bên quá lớn. Thục Hán chẳng mấy chốc sẽ rơi vào kết cục diệt vong sớm.

Thứ tư, quân đội thiếu thực chiến, hiệu quả chiến đấu sẽ giảm sút.

Nếu Gia Cát Lượng không Bắc phạt sẽ xảy ra 4 hậu quả nghiêm trọng: Thục Hán không thể gánh chịu được! - Ảnh 6.

Nếu không tiến hành Bắc phạt, quân đội của Thục Hán sẽ rơi vào tình cảnh thiếu kinh nghiệm thực chiến, hiệu quả chiến đấu không cao.

Kinh Châu thất thủ, quân Kinh Châu chịu tổn thất nặng nề. Hơn nữa, thất bại ở trận Di Lăng của Lưu Bị đã giáng một đòn nặng nề khiến Thục Hán lâm vào tình thế bấp bênh. Bởi cả Tào Ngụy và Đông Ngô đều không còn coi Thục Hán là kẻ địch mạnh nữa. Hoặc đơn giản là sau những thất bại liên tiếp ở trên, quân Thục chịu tổn thất nặng nề và không còn duy trì được sức chiến đấu mạnh mẽ. Do đó, các nước Tào Ngụy và Đông Ngô đã xem nhẹ Thục Hán.

Trước tình hình này, Thục Hán cần khẩn trương huấn luyện một đội quân tinh nhuệ để có thể ứng phó với các cuộc tổng tấn công từ phía Đông Ngô và Tào Ngụy. Nếu Gia Cát Lượng không thực hiện Bắc phạt, quân Thục sẽ trở nên thiếu thực chiến, hiệu quả chiến đấu không cao. Hơn nữa, muốn xây dựng một đội quân hùng mạnh, thiện chiến, người chỉ huy cần phải cho binh lính có cơ hội tham gia thực chiến.

Dù nhiều chiến dịch Bắc phạt của Thục Hán đều thất bại nhưng việc Gia Cát Lượng nhất quyết tiến hành những chiến dịch quân sự này là đúng đắn. Bởi lẽ sau khi suy tính kỹ lưỡng, cho dù một trong bốn hậu quả trên xảy ra thì đều có thể khiến Thục Hán nhanh chóng diệt vong.

Đối với một người hết lòng vì Lưu Bị và Thục Hán như Gia Cát Lượng, chắc chắn vị quân sư kỳ tài này không muốn kết cục này xảy ra.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Baidu

Theo Minh Hằng

Phụ nữ số

Trở lên trên