Nếu giá điện đắt như giá xăng thì người Việt Nam có mua ô tô điện nữa không? Người Singapore, Thái Lan thì sao?
Covid-19 đã có tác động đáng kể đến người tiêu dùng Đông Nam Á, theo đó, một tỷ lệ lớn có ý định mua xe để tránh việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Xu hướng này thể hiện rõ rệt nhất ở Việt Nam.
- 21-04-2022Tỉnh từng có xuất phát điểm nghèo phát triển thần tốc, sở hữu nhà máy tỷ đô và đô thị thông minh
- 21-04-2022Vân Phong - động lực phát triển vùng
- 21-04-2022Cách tính lương hưu cho người tham gia BHXH tự nguyện
Mới đây, Deloitte đã ra mắt báo cáo mới nhất về người tiêu dùng ô tô Toàn cầu 2022 – Góc nhìn Đông Nam Á. Từ tháng 9-10/2021, Deloitte đã khảo sát hơn 26.000 người tiêu dùng tại 25 khu vực để tìm hiểu các vấn đề khác nhau ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu, bao gồm sự phát triển của công nghệ tiên tiến, tính bền vững, kỳ vọng về chi phí đối với các loại xe mới, trải nghiệm mua hàng trực tuyến, và dịch vụ di chuyển.
Kết quả khảo sát cho thấy, người tiêu dùng Đông Nam Á vẫn ưa chuộng các loại xe có động cơ thông thường, điều này đặt ra câu hỏi: liệu chúng ta có đang tiến đủ nhanh để hướng tới một tương lai sử dụng các phương tiện di chuyển bằng điện.
Mức độ ưa chuộng đối với các loại xe điện cụ thể có sự khác nhau giữa các khu vực: người tiêu dùng ở Thái Lan quan tâm nhiều nhất đến xe điện chạy pin (BEV) và xe điện lai sạc điện (PHEV), trong khi người tiêu dùng Việt Nam, Singapore và Malaysia thích xe điện lai (HEV).
Hầu hết người tiêu dùng ở Đông Nam Á có ý định sạc xe điện tại nhà, nghĩa là chi phí sạc tại nhà cũng nên được tính vào tổng chi phí để sở hữu sản phẩm. Singapore là ngoại lệ duy nhất, với nhu cầu về sạc xe điện tại trạm sạc công cộng không chỉ cao hơn nhiều so với các nước còn lại trong khu vực, mà còn cao hơn cả nhu cầu về sạc điện tại nhà.
Chi phí nhiên liệu thấp hơn, lo ngại về biến đổi khí hậu/giảm lượng khí thải và trải nghiệm lái xe tốt hơn, là các yếu tố thúc đẩy sự quan tâm đến xe điện (EV). Tuy nhiên, việc thiếu cơ sở hạ tầng sạc điện ở nơi công cộng và quãng đường đi được vẫn là những rào cản đối với việc sử dụng xe điện ở Đông Nam Á.
Khả năng tăng giá điện có thể khiến một số lượng lớn người tiêu dùng Đông Nam Á suy nghĩa lại về quyết định mua xe điện. Trung bình, hơn 4 trong số 10 người sử dụng xe điện ở Đông Nam Á sẽ suy nghĩ lại về quyết định mua của họ nếu giá điện cao bằng giá nhiên liệu hóa thạch. Con số này ở Việt Nam là 7 trên 10 người.
Nhìn chung, gần 2/3 người tiêu dùng Đông Nam Á cho rằng so với động cơ đốt trong thông thường, xe điện chạy bằng pin ít có tác động đến môi trường. Người tiêu dùng ở Việt Nam, Indonesia, Thái Lan tỏ ra lạc quan nhất về tác động môi trường của xe điện chạy bằng pin.
Covid-19 đã có tác động đáng kể đến người tiêu dùng Đông Nam Á, theo đó, một tỷ lệ lớn có ý định mua xe để tránh việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Xu hướng này thể hiện rõ rệt nhất ở Việt Nam, và không quá rõ ở Malaysia và Singapore. Nhìn chung, hơn 1/4 hoặc 27% người Đông Nam Á được hỏi cho biết họ không còn cần nhiều xe trong gia đình hoặc không cần xe nữa do các giải pháp làm việc tại nhà.
Trong tương lai, phương tiện cá nhân có thể vẫn là lựa chọn di chuyển ưa thích của người tiêu dùng Đông Nam Á. Singapore là ngoại lệ duy nhất. Tại quốc gia này, tỷ lệ những người được hỏi ưu tiên phương tiện cá nhân và phương tiện giao thông công cộng khá đồng đều.
Tại một số thị trường trong khu vực, người tiêu dùng đã quan tâm đến các dịch vụ thuê xe, đặc biệt là những dịch vụ cho phép người tiêu dùng tiếp cận với nhiều thương hiệu xe khác nhau.